Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dự kiến, năm 2012, thành phố sẽ triển khai 6 dự án cải tạo chung cư cũ đã được phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch, đề xuất phương án quy hoạch chi tiết 1/500.
Hiện tại, thành phố có 8 dự án cải tạo chung cư cũ đã phá dỡ, khởi công xây dựng lại; 9 dự án khác đã được chấp thuận, hỗ trợ quỹ nhà tạm cư, 15 dự án hoàn thành điều tra xã hội học, thỏa thuận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. 54 dự án khác đang điều tra xã hội học, 3 dự án là nhà biệt thự không được phép phá dỡ, 4 dự án chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu tiến độ, đề xuất đơn vị khác thay thế…
Trên thực tế, nhiều năm qua, các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đã khởi công nhưng phải tạm dừng vì các lý do về chính sách và hỗ trợ đầu tư.
Theo một số chủ đầu tư công trình cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố, mặc dù các dự án cải tạo chung cư cũ, chủ đầu tư không phải trả tiền thuê đất, nhưng với diện tích phải đền bù căn hộ cho dân từ 1,8 đến 2,4 lần, chi phí thuê nhà cho người dân trong quá trình cải tạo, đặc biệt là Thành phố lại giới hạn chiều cao, nên rất khó để chủ đầu tư triển khai.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ các dự án loại này là việc đảm bảo quyền lợi đôi khi là quá lớn của các hộ dân trong diện phải di dời.
Hầu hết khu chung cư cũ đều đã xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, các căn hộ đều bị cơi nới “chuồng cọp” để tăng diện tích sử dụng, vì vậy mới được xếp vào danh sách cải tạo lại. Thậm chí có chung cư đã bị lún hơn 1,2m so với mặt nền ban đầu, kết cấu bị nứt, làm giảm khả năng chịu lực của tòa nhà… Mặc dầu vậy, các hộ dân thuộc diện di dời vẫn đòi đền bù rất cao, với diện tích đền bù trung bình là căn hộ mới gấp đôi căn hộ cũ; các hộ dân tầng 1 còn yêu cầu có ki-ốt kinh doanh miễn phí nếu công trình có khu trung tâm thương mại…
Mới đây nhất, dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ, do vướng mắc về thủ tục, thẩm quyền tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nên mặc dù chỉ còn hơn 30 hộ chưa bàn giao mặt bằng nhưng dự án này đã phải nằm chờ nhiều năm, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân đã di dời tạm cư.
Để gỡ ách tắc này, thành phố Hà Nội vừa có văn bản khẳng định Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền cưỡng chế, phá dỡ đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng thực hiện xây lại khu chung cư này. Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng cũng đang khẩn trương ra quyết định thu hồi đất, nhà với các hộ dân; tiếp tục bốc thăm căn hộ tái định cư... để xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án này./.
Hiện tại, thành phố có 8 dự án cải tạo chung cư cũ đã phá dỡ, khởi công xây dựng lại; 9 dự án khác đã được chấp thuận, hỗ trợ quỹ nhà tạm cư, 15 dự án hoàn thành điều tra xã hội học, thỏa thuận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc. 54 dự án khác đang điều tra xã hội học, 3 dự án là nhà biệt thự không được phép phá dỡ, 4 dự án chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu tiến độ, đề xuất đơn vị khác thay thế…
Trên thực tế, nhiều năm qua, các dự án cải tạo, xây mới chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn, nhiều dự án đã khởi công nhưng phải tạm dừng vì các lý do về chính sách và hỗ trợ đầu tư.
Theo một số chủ đầu tư công trình cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố, mặc dù các dự án cải tạo chung cư cũ, chủ đầu tư không phải trả tiền thuê đất, nhưng với diện tích phải đền bù căn hộ cho dân từ 1,8 đến 2,4 lần, chi phí thuê nhà cho người dân trong quá trình cải tạo, đặc biệt là Thành phố lại giới hạn chiều cao, nên rất khó để chủ đầu tư triển khai.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ các dự án loại này là việc đảm bảo quyền lợi đôi khi là quá lớn của các hộ dân trong diện phải di dời.
Hầu hết khu chung cư cũ đều đã xuống cấp nghiêm trọng, dột nát, các căn hộ đều bị cơi nới “chuồng cọp” để tăng diện tích sử dụng, vì vậy mới được xếp vào danh sách cải tạo lại. Thậm chí có chung cư đã bị lún hơn 1,2m so với mặt nền ban đầu, kết cấu bị nứt, làm giảm khả năng chịu lực của tòa nhà… Mặc dầu vậy, các hộ dân thuộc diện di dời vẫn đòi đền bù rất cao, với diện tích đền bù trung bình là căn hộ mới gấp đôi căn hộ cũ; các hộ dân tầng 1 còn yêu cầu có ki-ốt kinh doanh miễn phí nếu công trình có khu trung tâm thương mại…
Mới đây nhất, dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ, do vướng mắc về thủ tục, thẩm quyền tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nên mặc dù chỉ còn hơn 30 hộ chưa bàn giao mặt bằng nhưng dự án này đã phải nằm chờ nhiều năm, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của hàng trăm hộ dân đã di dời tạm cư.
Để gỡ ách tắc này, thành phố Hà Nội vừa có văn bản khẳng định Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng có thẩm quyền cưỡng chế, phá dỡ đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng thực hiện xây lại khu chung cư này. Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng cũng đang khẩn trương ra quyết định thu hồi đất, nhà với các hộ dân; tiếp tục bốc thăm căn hộ tái định cư... để xử lý dứt điểm vướng mắc tại dự án này./.
Minh Nghĩa (TTXVN)