Hà Nội đang khẩn trương triển khai bảy dự án xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trên địa bàn.
Các dự án như Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm tại Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín; Nhà máy giết mổ chế biến gia súc, gia cầm tại xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ; Dự án giết mổ trâu bò tại xã Tri Thủy và Quang Lãng, huyện Phú Xuyên...
Hiện tại, Hà Nội mới chỉ có năm cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y... Các cơ sở này mới chỉ đáp ứng được khoảng 1,72% nhu cầu thịt lợn và hơn 9% nhu cầu thịt gia cầm của toàn thành phố, song hầu hết lại đang hoạt động cầm chừng hoặc phải đóng cửa để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế, chưa có thói quen đem gia súc, gia cầm đến điểm giết mổ tập trung. Các cơ sở giết công nghiệp này cũng chưa thể cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ thủ công, đặc biệt là các hộ giết mổ nhỏ lẻ về giá thành và khả năng phục vụ linh hoạt.
Đây là thông tin được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Công Thương Hà Nội công bố ngày 5/3, tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố.
Tại buổi làm việc này, các sở, ngành chức năng cũng nêu lên thực tế là các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tập trung và các hộ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đang cung cấp cho thị trường thành phố tới hơn 70% nhu cầu tiêu thụ về thịt trâu bò, gần 69% nhu cầu thịt lợn và 72% thịt gia cầm.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là công tác vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ thủ công tập trung và hộ giết mổ nhỏ lẻ đều chưa được đảm bảo. Các cơ sở giết mổ tập trung thủ công phần lớn nằm trong hoặc liền kề với khu dân cư. Gia súc, gia cầm được mổ trên nền xi măng hoặc nền gạch cao khoảng 10-20cm và được vận chuyển đến chợ chủ yếu bằng xe máy. Nước thải trong quá trình giết mổ chảy thẳng vào hệ thống nước chung, không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Với các hộ giết mổ nhỏ lẻ, phương thức hoạt động là giết mổ phân tán nằm trong khu dân cư, công suất chỉ một đến hai con gia súc/ngày và 20-25 con gia cầm/ngày nên rất khó khăn cho ngành thú y trong việc quản lý vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị các ngành chức năng cần tiếp tục tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố có các cơ chế, chính sách toàn diện hơn về quy hoạch, tiến độ triển khai các khu chăn nuôi tập trung và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố; trong đó chú trọng công tác tuyên truyền./.
Các dự án như Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm tại Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín; Nhà máy giết mổ chế biến gia súc, gia cầm tại xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ; Dự án giết mổ trâu bò tại xã Tri Thủy và Quang Lãng, huyện Phú Xuyên...
Hiện tại, Hà Nội mới chỉ có năm cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y... Các cơ sở này mới chỉ đáp ứng được khoảng 1,72% nhu cầu thịt lợn và hơn 9% nhu cầu thịt gia cầm của toàn thành phố, song hầu hết lại đang hoạt động cầm chừng hoặc phải đóng cửa để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế, chưa có thói quen đem gia súc, gia cầm đến điểm giết mổ tập trung. Các cơ sở giết công nghiệp này cũng chưa thể cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ thủ công, đặc biệt là các hộ giết mổ nhỏ lẻ về giá thành và khả năng phục vụ linh hoạt.
Đây là thông tin được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Sở Công Thương Hà Nội công bố ngày 5/3, tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố.
Tại buổi làm việc này, các sở, ngành chức năng cũng nêu lên thực tế là các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tập trung và các hộ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ đang cung cấp cho thị trường thành phố tới hơn 70% nhu cầu tiêu thụ về thịt trâu bò, gần 69% nhu cầu thịt lợn và 72% thịt gia cầm.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là công tác vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường tại các cơ sở giết mổ thủ công tập trung và hộ giết mổ nhỏ lẻ đều chưa được đảm bảo. Các cơ sở giết mổ tập trung thủ công phần lớn nằm trong hoặc liền kề với khu dân cư. Gia súc, gia cầm được mổ trên nền xi măng hoặc nền gạch cao khoảng 10-20cm và được vận chuyển đến chợ chủ yếu bằng xe máy. Nước thải trong quá trình giết mổ chảy thẳng vào hệ thống nước chung, không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường.
Với các hộ giết mổ nhỏ lẻ, phương thức hoạt động là giết mổ phân tán nằm trong khu dân cư, công suất chỉ một đến hai con gia súc/ngày và 20-25 con gia cầm/ngày nên rất khó khăn cho ngành thú y trong việc quản lý vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm...
Đoàn giám sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề nghị các ngành chức năng cần tiếp tục tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố có các cơ chế, chính sách toàn diện hơn về quy hoạch, tiến độ triển khai các khu chăn nuôi tập trung và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của toàn thành phố; trong đó chú trọng công tác tuyên truyền./.
Thanh Trà (Vietnam+)