Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai xây dựng tám chuỗi mô hình nông sản an toàn từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ; trong đó có năm chuỗi ở lĩnh vực chăn nuôi và ba chuỗi ở lĩnh vực trồng trọt.
Tại các mô hình được triển khai, người sản xuất được nâng cao kiến thức về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, phương pháp chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo chất lượng nông sản sạch, cách phòng trừ dịch bệnh, cách thu hoạch, bảo quản sản phẩm và ghi nhật ký sản xuất đều đặn để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tại vùng nuôi thủy sản Cổ Đô (Ba Vì) và vùng trồng chuối tiêu hồng Tự Nhiên (Thường Tín), các chuỗi sản phẩm thủy sản và quả an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn trên thị trường.
Nhiều hộ sản xuất cho biết, do chất lượng sản phẩm cao hơn nên mỗi kg cá chép, trôi hay chuối tiêu hồng được sản xuất theo mô hình chuỗi nông sản an toàn đã bán được giá hơn khoảng 10-25% so với sản phẩm thông thường.
Tuy nhiên, cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, do giá thành sản xuất cao hơn nên các sản phẩm nằm trong chuỗi sản xuất nông sản an toàn còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Bên cạnh đó, ở một số nơi, nông dân chưa có thói quen trong việc ghi nhật ký sản xuất, giám sát lẫn nhau trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Thực tế này đòi hỏi các ngành và các địa phương của Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người sản xuất và cả người tiêu dùng trong việc tiếp cận và chấp nhận giá thành của sản phẩm nông sản thật sự an toàn. Có như vậy, các chuỗi nông sản an toàn từ khâu sản xuất tới tiêu thụ ở Hà Nội mới có thể tiếp tục được mở rộng và phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Tại các mô hình được triển khai, người sản xuất được nâng cao kiến thức về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, phương pháp chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo chất lượng nông sản sạch, cách phòng trừ dịch bệnh, cách thu hoạch, bảo quản sản phẩm và ghi nhật ký sản xuất đều đặn để tạo điều kiện cho cơ quan quản lý và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tại vùng nuôi thủy sản Cổ Đô (Ba Vì) và vùng trồng chuối tiêu hồng Tự Nhiên (Thường Tín), các chuỗi sản phẩm thủy sản và quả an toàn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong sản xuất và tiêu thụ dễ dàng hơn trên thị trường.
Nhiều hộ sản xuất cho biết, do chất lượng sản phẩm cao hơn nên mỗi kg cá chép, trôi hay chuối tiêu hồng được sản xuất theo mô hình chuỗi nông sản an toàn đã bán được giá hơn khoảng 10-25% so với sản phẩm thông thường.
Tuy nhiên, cũng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, do giá thành sản xuất cao hơn nên các sản phẩm nằm trong chuỗi sản xuất nông sản an toàn còn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Bên cạnh đó, ở một số nơi, nông dân chưa có thói quen trong việc ghi nhật ký sản xuất, giám sát lẫn nhau trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Thực tế này đòi hỏi các ngành và các địa phương của Hà Nội cần nỗ lực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người sản xuất và cả người tiêu dùng trong việc tiếp cận và chấp nhận giá thành của sản phẩm nông sản thật sự an toàn. Có như vậy, các chuỗi nông sản an toàn từ khâu sản xuất tới tiêu thụ ở Hà Nội mới có thể tiếp tục được mở rộng và phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)