Chiều 2/10, Đoàn khảo sát Ban Văn hóa-Xã hội (Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội) đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về tình hình thu, chi học phí và các khoản thu khác ngoài học phí năm học 2012-2013 tại nhiều trường học.
Đoàn đã yêu cầu Sở nhanh chóng kiểm tra, chấn chỉnh các trường đã thu sai quy định và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh, đồng thời tuyên truyền để ban đại diện cha mẹ học sinh nắm rõ Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đây là năm học đầu tiên Hà Nội ban hành danh mục và mức trần cụ thể cho các khoản thu thỏa thuận, nhằm tránh tình trạng lạm thu. Qua khảo sát 33 trường từ mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, đoàn khảo sát đã phát hiện nhiều sai phạm từ công tác thu chi của các trường đến làm sai quy trình, chưa công khai minh bạch trong việc thu tiền của ban đại diện cha mẹ học sinh gây bức xúc dư luận...
Cụ thể trong danh mục khoản thu thỏa thuận của Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) có cả tiền học phẩm, tiền chụp ảnh dán thẻ bảo hiểm, làm bằng tốt nghiệp... Nhiều trường còn thu cả tiền những môn học tự chọn (tin học), bảo trì máy tính, tiền đề cương kiểm tra, giấy đề kiểm tra, tiền trông xe đạp, làm vệ sinh... thậm chí cả những khoản tiền mà trong Điểm 10 khoản D Thông tư 55 đã quy định rất rõ là không được thu.
Thêm vào đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ công khai là thu bao nhiêu tiền còn cụ thể chi vào việc gì, chi như thế nào thì cuối năm mới rõ. Trong khi đó, Thông tư 55 hướng dẫn rất cụ thể, ban đại diện cha mẹ học sinh muốn thu tiền quỹ phải có kế hoạch thu, chi vào khoản gì, thống nhất với cha mẹ học sinh rồi mới thu.
Lý giải về việc thu chi đầu năm học còn sai quy định, các trường cho rằng một trong những lý do là văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành chậm (văn bản số 8568/SGD&ĐT-KHTC ngày 11/9/2012) trong khi các trường đã hoạt động từ tháng Tám.
Đoàn khảo sát nhận thấy sự giải thích của các hiệu trưởng về vấn đề thu chi còn rất mơ hồ, không nắm rõ các văn bản của Bộ cũng như Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Trong khi tình trạng lạm thu tiền trường đã diễn ra nhiều năm, ở nhiều nơi mà tới giờ cơ quan quản lý vẫn chưa ngăn chặn được.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như văn bản quản lý có nhiều mà sao thực thi mỗi nơi một kiểu, tại sao ngành giáo dục và đào tạo, các địa phương không xử lý kiên quyết và mạnh tay hơn khi phát hiện sai phạm.../.
Đoàn đã yêu cầu Sở nhanh chóng kiểm tra, chấn chỉnh các trường đã thu sai quy định và hoàn trả lại tiền cho phụ huynh, đồng thời tuyên truyền để ban đại diện cha mẹ học sinh nắm rõ Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đây là năm học đầu tiên Hà Nội ban hành danh mục và mức trần cụ thể cho các khoản thu thỏa thuận, nhằm tránh tình trạng lạm thu. Qua khảo sát 33 trường từ mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, đoàn khảo sát đã phát hiện nhiều sai phạm từ công tác thu chi của các trường đến làm sai quy trình, chưa công khai minh bạch trong việc thu tiền của ban đại diện cha mẹ học sinh gây bức xúc dư luận...
Cụ thể trong danh mục khoản thu thỏa thuận của Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (thị xã Sơn Tây) có cả tiền học phẩm, tiền chụp ảnh dán thẻ bảo hiểm, làm bằng tốt nghiệp... Nhiều trường còn thu cả tiền những môn học tự chọn (tin học), bảo trì máy tính, tiền đề cương kiểm tra, giấy đề kiểm tra, tiền trông xe đạp, làm vệ sinh... thậm chí cả những khoản tiền mà trong Điểm 10 khoản D Thông tư 55 đã quy định rất rõ là không được thu.
Thêm vào đó, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ công khai là thu bao nhiêu tiền còn cụ thể chi vào việc gì, chi như thế nào thì cuối năm mới rõ. Trong khi đó, Thông tư 55 hướng dẫn rất cụ thể, ban đại diện cha mẹ học sinh muốn thu tiền quỹ phải có kế hoạch thu, chi vào khoản gì, thống nhất với cha mẹ học sinh rồi mới thu.
Lý giải về việc thu chi đầu năm học còn sai quy định, các trường cho rằng một trong những lý do là văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành chậm (văn bản số 8568/SGD&ĐT-KHTC ngày 11/9/2012) trong khi các trường đã hoạt động từ tháng Tám.
Đoàn khảo sát nhận thấy sự giải thích của các hiệu trưởng về vấn đề thu chi còn rất mơ hồ, không nắm rõ các văn bản của Bộ cũng như Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. Trong khi tình trạng lạm thu tiền trường đã diễn ra nhiều năm, ở nhiều nơi mà tới giờ cơ quan quản lý vẫn chưa ngăn chặn được.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra như văn bản quản lý có nhiều mà sao thực thi mỗi nơi một kiểu, tại sao ngành giáo dục và đào tạo, các địa phương không xử lý kiên quyết và mạnh tay hơn khi phát hiện sai phạm.../.
Phương Anh (TTXVN)