Trong lần thảo luận thứ hai diễn ra trưa 14/1 nhằm phê chuẩn Hiệp ước mới về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START mới), với 341 phiếu thuận và không có phiếu chống hoặc phiếu trắng, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã nêu ra một yêu sách và bổ sung cho văn kiện này để đáp lại những bổ sung mà Thượng viện Mỹ đã thông qua khi phê chuẩn START mới vào ngày 22/12/2010.
Chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachev cho biết nội dung cốt lõi của những yêu sách và bổ sung do Hạ viện Nga thông qua để phê chuẩn START mới là khả năng Nga rút khỏi hiệp ước này nếu phía Mỹ hoặc các đồng minh trong NATO đơn phương vi phạm START mới bằng việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ hoặc hệ thống tương tự (AMD) của NATO, có khả năng đe dọa an ninh quốc gia cũng như khả năng phòng thủ của Liên bang Nga.
Duma Quốc gia cũng nêu những điểm bổ sung liên quan đến mối tương quan mật thiết giữa vũ khí tiến công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược trong START mới, khả năng một bên đơn phương trang bị các loại vũ khí phi hạt nhân, quy chế thống kê và kiểm soát đầu đạn hạt nhân và phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân.
Duma Quốc gia Nga bảo lưu quyền của Liên bang Nga về duy trì tiềm lực hạt nhân và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, cụ thể là bảo lưu quyền chế tạo và thử vũ khí mới cũng như quyền không phải thông tin cho phía Mỹ về những cuộc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Hạ viện Nga ủng hộ việc Tổng thống tiếp tục đàm phán về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược trên cơ sở tính đến quá trình thực hiện START mới và việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia của Liên bang Nga.
Duma Quốc gia Nga đã thông qua START mới trong lần thảo luận thứ nhất ngày 24/12/2010 và sẽ có lần thảo luận thứ ba (cuối cùng) vào ngày 21/1 tới.
START mới đã được hai tổng thống Nga và Mỹ ký tại Praha (Séc) ngày 8/4/2010, quy định sau bảy năm thực hiện mỗi bên đều giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đơn vị và phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân (đã triển khai và chưa triển khai) xuống còn 700-800 đơn vị./.
Chủ tịch Ủy ban quan hệ quốc tế của Duma Quốc gia Nga, ông Konstantin Kosachev cho biết nội dung cốt lõi của những yêu sách và bổ sung do Hạ viện Nga thông qua để phê chuẩn START mới là khả năng Nga rút khỏi hiệp ước này nếu phía Mỹ hoặc các đồng minh trong NATO đơn phương vi phạm START mới bằng việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ hoặc hệ thống tương tự (AMD) của NATO, có khả năng đe dọa an ninh quốc gia cũng như khả năng phòng thủ của Liên bang Nga.
Duma Quốc gia cũng nêu những điểm bổ sung liên quan đến mối tương quan mật thiết giữa vũ khí tiến công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược trong START mới, khả năng một bên đơn phương trang bị các loại vũ khí phi hạt nhân, quy chế thống kê và kiểm soát đầu đạn hạt nhân và phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân.
Duma Quốc gia Nga bảo lưu quyền của Liên bang Nga về duy trì tiềm lực hạt nhân và khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang, cụ thể là bảo lưu quyền chế tạo và thử vũ khí mới cũng như quyền không phải thông tin cho phía Mỹ về những cuộc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm.
Hạ viện Nga ủng hộ việc Tổng thống tiếp tục đàm phán về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược trên cơ sở tính đến quá trình thực hiện START mới và việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia của Liên bang Nga.
Duma Quốc gia Nga đã thông qua START mới trong lần thảo luận thứ nhất ngày 24/12/2010 và sẽ có lần thảo luận thứ ba (cuối cùng) vào ngày 21/1 tới.
START mới đã được hai tổng thống Nga và Mỹ ký tại Praha (Séc) ngày 8/4/2010, quy định sau bảy năm thực hiện mỗi bên đều giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 1.550 đơn vị và phương tiện phóng đầu đạn hạt nhân (đã triển khai và chưa triển khai) xuống còn 700-800 đơn vị./.
(TTXVN/Vietnam+)