Lễ ký diễn ra tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, với sự chứng kiến củaTrưởng đoàn đàm phán hòa bình của Liên minh châu Âu (AU) - cựu Tổng thống NamPhi Thabo Mbeki; cựu Tổng thống Burundi Pierre Buyoya; Ủy viên phụ trách hòabình và an ninh của AU, ông Ramtane Lamara và quan chức của hai nước.
Thỏa thuận về quy chế công dân quy định người dân mỗi nước có quyền tự docư trú, đi lại, tham gia các hoạt động kinh doanh và sở hữu tài sản ở nước kia.Thỏa thuận phân định biên giới đặt nền móng cơ bản cho tiến trình phân định biêngiới. Theo đó, hai bên sẽ thành lập Ủy ban Biên giới chung, Ủy ban Phân địnhBiên giới chung và Ban kỹ thuật chung chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tiếntrình phân định biên giới giữa hai nước.
AUHIP cho biết phái đoàn đàm phán hai bên đã ký kết các thỏa thuận trêntinh thần hợp tác đối tác, với cam kết sẽ tiếp tục tiến hành thêm các cuộc thảoluận thẳng thắn và cởi mở trong tương lai nhằm mở rộng diện thỏa thuận sang cáclĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh.
Dự kiến, hai thỏa thuận này sẽ được tổng thống hai nước ký kết tại cuộcgặp thượng đỉnh diễn ra ở thủ đô Juba của Nam Sudan trong vòng hai tuần tới, khiTổng thống Sudan Omar al-Bashir thăm Nam Sudan. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiêncủa ông An Basia tới Nam Sudan kể từ khi nước này tuyên bố độc lập hồi tháng 7năm ngoái.
[Sudan ra lệnh đóng cửa biên giới với Nam Sudan]
Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước Sudan căng thẳng do những bấtđồng liên quan đến vấn đề an ninh biên giới, quyền kiểm soát đối với khu vựcAbyei nhiều dầu mỏ và phí trung chuyển dầu xuất khẩu của Nam Sudan qua lãnh thổSudan. Hồi tháng Giêng, Nam Sudan đã đóng cửa các giếng dầu của nước này để phảnđối việc Khartoum giữ toàn bộ lượng dầu thô xuất khẩu của Nam Sudan với lý dokhấu trừ vào phí trung chuyển dầu chưa trả.
Cả hai nước Sudan và Nam Sudan đều phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ. Cụ thể,98% nguồn thu của chính phủ Nam Sudan là từ mặt hàng này./.