Trung tá Nguyễn Trí Dũng, Phó trưởng Công an huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết vừa triệt phá đường dây làm giả bằng trung học phổ thông với hơn 40 trường hợp mua bằng giả, trong đó có hàng chục cán bộ, công nhân viên chức đang công tác tại huyện này.
Đến ngày 5/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can năm đối tượng có liên quan đến vụ án trên gồm Đặng Văn Chiến (quê Đồng Nai) - đối tượng cầm đầu vụ án hiện đang bỏ trốn, Dương Quốc Phong, Nguyễn Thanh Phong (Kiên Giang), Đỗ Hoàng Em - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ninh Quới A và Hà Văn Hoàng, thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân).
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hồng Dân, đường dây này xuất phát ở tỉnh Kiên Giang (vụ án đã được tỉnh Kiên Giang triệt phá đầu năm 2010). Riêng “mắt xích” đầu mối ở huyện Hồng Dân là đối tượng Đỗ Hoàng Em.
Nắm bắt nhược điểm của một số cán bộ đang cần bằng cấp để tiếp tục học lên cao, Hoàng Em và Hoàng đã gạ gẫm, móc nối với một số cán bộ, học sinh để làm bằng tốt nghiệp giả. Các đối tượng cam kết chỉ sau một thời gian ngắn thì có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc, mà không cần thi cử.
Đều đáng nói, tất các cán bộ trên có học bổ túc ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, nhưng tất cả bằng tốt nghiệp của họ đều do Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang cấp. Qua xác minh của Cơ quan Cảnh sát điều tra, trong sổ theo dõi công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc của Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang không có tên những cán bộ này.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Hoàng Em và Hoàng chỉ là “cò,” số cán bộ và học sinh muốn mua bằng thì nộp cho họ từ 8-10 triệu đồng/bằng (Hoàng Em và Hoàng được hưởng tiền cò từ 5 triệu đồng/bằng), số còn lại phải nộp cho Dương Quốc Phong, Nguyễn Thanh Phong và Đặng Văn Chiến. Ba đối tượng này trực tiếp làm con dấu giả, in phôi bằng giả và giả chữ ký của Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện 43 trường hợp là cán bộ, học sinh mua bằng giả. Trong 29 cán bộ mua và sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả đa số là đảng viên, nhiều vị cán bộ trẻ, có giữ chức vụ ở các phòng, ban của huyện Hồng Dân, như ông Hồ Quốc Hải - Huyện Ủy viên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; Phạm Hùng Cường - Phó chánh văn phòng Huyện ủy; Lâm Trung Thành - Phó trưởng phòng Văn hóa; Trương Minh Út - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện.
Qua làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra, tất cả 29 cán bộ, đảng viên đã thừa nhận có dùng tiền để mua bằng tốt nghiệp giả.
Ông Trần Quốc Kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Hồng Dân cho biết, hiện đã có 14 cán bộ, đảng viên do Huyện ủy quản lý, Huyện ủy xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng. Còn các đồng chí thuộc Đảng ủy các xã, thị trấn quản lý thì đang xem xét tiến hành xử lý. Đồng thời, chỉ đạo thu hồi tất cả các bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả.
Ông Lê Thanh Hùng, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, thừa nhận việc để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ, đảng viên trong huyện sử dụng bằng giả là do các chi bộ quản lý cán bộ không chặt. Mặt khác, do áp lực chuẩn hóa cán bộ và việc cải cách chất lượng đào tạo, nên có nhiều cán bộ ở huyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 4-5 lần không đỗ. Tuy nhiên, Ban thường vụ Huyện ủy vẫn thống nhất xử lý thật nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sử dụng bằng giả./.
Đến ngày 5/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can năm đối tượng có liên quan đến vụ án trên gồm Đặng Văn Chiến (quê Đồng Nai) - đối tượng cầm đầu vụ án hiện đang bỏ trốn, Dương Quốc Phong, Nguyễn Thanh Phong (Kiên Giang), Đỗ Hoàng Em - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ninh Quới A và Hà Văn Hoàng, thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân).
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hồng Dân, đường dây này xuất phát ở tỉnh Kiên Giang (vụ án đã được tỉnh Kiên Giang triệt phá đầu năm 2010). Riêng “mắt xích” đầu mối ở huyện Hồng Dân là đối tượng Đỗ Hoàng Em.
Nắm bắt nhược điểm của một số cán bộ đang cần bằng cấp để tiếp tục học lên cao, Hoàng Em và Hoàng đã gạ gẫm, móc nối với một số cán bộ, học sinh để làm bằng tốt nghiệp giả. Các đối tượng cam kết chỉ sau một thời gian ngắn thì có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc, mà không cần thi cử.
Đều đáng nói, tất các cán bộ trên có học bổ túc ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, nhưng tất cả bằng tốt nghiệp của họ đều do Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang cấp. Qua xác minh của Cơ quan Cảnh sát điều tra, trong sổ theo dõi công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc của Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang không có tên những cán bộ này.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Hoàng Em và Hoàng chỉ là “cò,” số cán bộ và học sinh muốn mua bằng thì nộp cho họ từ 8-10 triệu đồng/bằng (Hoàng Em và Hoàng được hưởng tiền cò từ 5 triệu đồng/bằng), số còn lại phải nộp cho Dương Quốc Phong, Nguyễn Thanh Phong và Đặng Văn Chiến. Ba đối tượng này trực tiếp làm con dấu giả, in phôi bằng giả và giả chữ ký của Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện 43 trường hợp là cán bộ, học sinh mua bằng giả. Trong 29 cán bộ mua và sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả đa số là đảng viên, nhiều vị cán bộ trẻ, có giữ chức vụ ở các phòng, ban của huyện Hồng Dân, như ông Hồ Quốc Hải - Huyện Ủy viên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy; Phạm Hùng Cường - Phó chánh văn phòng Huyện ủy; Lâm Trung Thành - Phó trưởng phòng Văn hóa; Trương Minh Út - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện.
Qua làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra, tất cả 29 cán bộ, đảng viên đã thừa nhận có dùng tiền để mua bằng tốt nghiệp giả.
Ông Trần Quốc Kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Hồng Dân cho biết, hiện đã có 14 cán bộ, đảng viên do Huyện ủy quản lý, Huyện ủy xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng. Còn các đồng chí thuộc Đảng ủy các xã, thị trấn quản lý thì đang xem xét tiến hành xử lý. Đồng thời, chỉ đạo thu hồi tất cả các bằng tốt nghiệp trung học phổ thông giả.
Ông Lê Thanh Hùng, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, thừa nhận việc để xảy ra tình trạng nhiều cán bộ, đảng viên trong huyện sử dụng bằng giả là do các chi bộ quản lý cán bộ không chặt. Mặt khác, do áp lực chuẩn hóa cán bộ và việc cải cách chất lượng đào tạo, nên có nhiều cán bộ ở huyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 4-5 lần không đỗ. Tuy nhiên, Ban thường vụ Huyện ủy vẫn thống nhất xử lý thật nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên sử dụng bằng giả./.
Huỳnh Sử-Bảo Trân (TTXVN/Vietnam+)