Hàng chục nghìn học sinh, nhất là bậc mầm non và tiểu học, ở các tỉnh miền Bắc đã và đang phải nghỉ học vì rét đậm, rét hại kéo dài.
Tại Hà Giang, nhiệt độ những ngày qua có nơi xuống đến 5 – 6 độ C. Theo bà Triệu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh này, có 4 huyện nhiệt độ xuống thấp nhất là Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh. Vì thế, hàng trăm học sinh bậc mầm non và tiểu học của các huyện này đã chủ động nghỉ học.
Do sự khác biệt về địa hình, nhiệt độ từng nơi chênh lệch nhau khá nhiều nên Sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục chủ động điều chỉnh lịch học của học sinh trên địa bàn. Học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, bậc trung học nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C.
Với những học sinh đến lớp, trường vẫn tổ chức trông coi. Theo bà Liên, do người dân miền núi kinh tế khó khăn, nhà cửa tranh tre nứa lá trong khi trường lớp miền núi hiện nhiều nơi khá kiên cố nên có một số học sinh vẫn đến trường để… tránh rét. Cô Sùng Thị Say, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) cho biết, nhiều trường tiểu học, mầm non đã phải đốt lửa trong phòng để sưởi ấm cho các em.
Để đối phó với mùa đông vùng cao kéo dài và rất lạnh, học sinh phải nghỉ học nhiều vì rét, năm nào Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cũng phải tổ chức khai giảng sớm một tháng, coi như thời gian học bù cho ngày nghỉ đông. “Cả nước khai giảng vào ngày 5/9 thì chúng tôi đã tựu trường từ ngày 5/8,” bà Liên chia sẻ.
Đây cũng là giải pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn. Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thì sở thường cho các trường, đặc biệt là khu vực Mẫu Sơn, khai giảng năm học mới sớm hơn để học bù cho những ngày nghỉ rét cuối năm. Vì vậy, việc học không bị gián đoạn ngay khi nghỉ rét từ 1 tuần đến 10 ngày.
Tại Sơn La, ông Phạm Văn Mộc, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết, trước tình hình thời tiết phức tạp, giá rét kéo dài, Sở vừa ra công văn khẩn gửi các đơn vị trực thuộc để điều chỉnh việc học.
Theo đó, tùy địa bàn, hiệu trưởng theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động trong việc cho học sinh nghỉ học, sớm thông báo đến gia đình học sinh và bố trí dạy bù để đảm bảo thời gian, chương trình năm học. Nếu trời ấm hơn, trường có thể bố trí thời gian cho học sinh vào học chậm hơn vào buổi sáng, hoặc chuyển sang học vào buổi chiều nếu đủ phòng học. Trời rét nên việc mặc đồng phục là không bắt buộc.
Cũng theo ông Mộc, Sở đã phát động trong các đơn vị trường học và địa phương phong trào quyên góp quần áo, giày dép để ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo đồng thời tích cực tu sửa phòng học để đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, phục vụ tốt cho dạy và học.
Địa hình thấp hơn các tỉnh miền núi nhưng lại gần biển nên các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng những ngày qua cũng chịu rét đậm, rét hại kéo dài, kèm theo mưa phùn.
Tại Hà Nội, thời tiết liên tục xuống dưới 10 độ C, trời mưa, rét buốt. Ngay từ ngày 4/1, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động trong việc cho học sinh nghỉ học.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Sở đã thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại.
Phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam vào khoảng 6 giờ 15 phút hàng ngày trong chương trình “Chào buổi sáng” để biết và chủ động việc cho con đi hay nghỉ học. Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độc C, học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện không khí lạnh vẫn đang tiếp tục được tăng cường. Do đó, trong khoảng 2, 3 ngày tới, nền nhiệt độ ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có xu hướng tăng chậm và vẫn ở ngưỡng rét đậm, rét hại.
Dự báo, khoảng đêm mùng 8 gần sáng ngày 9/1 sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường xuống nước ta. Tình trạng rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc vì thế sẽ còn tiếp diễn cho đến khoảng ngày 13 và ngày 14/1/2013. Nhiều khả năng đợt rét đậm, rét hại diện rộng này sẽ còn kéo dài thêm khoảng 6 – 7 ngày nữa./.
Tại Hà Giang, nhiệt độ những ngày qua có nơi xuống đến 5 – 6 độ C. Theo bà Triệu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh này, có 4 huyện nhiệt độ xuống thấp nhất là Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và Yên Minh. Vì thế, hàng trăm học sinh bậc mầm non và tiểu học của các huyện này đã chủ động nghỉ học.
Do sự khác biệt về địa hình, nhiệt độ từng nơi chênh lệch nhau khá nhiều nên Sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục chủ động điều chỉnh lịch học của học sinh trên địa bàn. Học sinh bậc mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, bậc trung học nghỉ học khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C.
Với những học sinh đến lớp, trường vẫn tổ chức trông coi. Theo bà Liên, do người dân miền núi kinh tế khó khăn, nhà cửa tranh tre nứa lá trong khi trường lớp miền núi hiện nhiều nơi khá kiên cố nên có một số học sinh vẫn đến trường để… tránh rét. Cô Sùng Thị Say, Hiệu trưởng Trường Mầm non Cán Chu Phìn (Mèo Vạc, Hà Giang) cho biết, nhiều trường tiểu học, mầm non đã phải đốt lửa trong phòng để sưởi ấm cho các em.
Để đối phó với mùa đông vùng cao kéo dài và rất lạnh, học sinh phải nghỉ học nhiều vì rét, năm nào Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang cũng phải tổ chức khai giảng sớm một tháng, coi như thời gian học bù cho ngày nghỉ đông. “Cả nước khai giảng vào ngày 5/9 thì chúng tôi đã tựu trường từ ngày 5/8,” bà Liên chia sẻ.
Đây cũng là giải pháp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn. Theo ông Phạm Ngọc Thưởng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thì sở thường cho các trường, đặc biệt là khu vực Mẫu Sơn, khai giảng năm học mới sớm hơn để học bù cho những ngày nghỉ rét cuối năm. Vì vậy, việc học không bị gián đoạn ngay khi nghỉ rét từ 1 tuần đến 10 ngày.
Tại Sơn La, ông Phạm Văn Mộc, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết, trước tình hình thời tiết phức tạp, giá rét kéo dài, Sở vừa ra công văn khẩn gửi các đơn vị trực thuộc để điều chỉnh việc học.
Theo đó, tùy địa bàn, hiệu trưởng theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động trong việc cho học sinh nghỉ học, sớm thông báo đến gia đình học sinh và bố trí dạy bù để đảm bảo thời gian, chương trình năm học. Nếu trời ấm hơn, trường có thể bố trí thời gian cho học sinh vào học chậm hơn vào buổi sáng, hoặc chuyển sang học vào buổi chiều nếu đủ phòng học. Trời rét nên việc mặc đồng phục là không bắt buộc.
Cũng theo ông Mộc, Sở đã phát động trong các đơn vị trường học và địa phương phong trào quyên góp quần áo, giày dép để ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo đồng thời tích cực tu sửa phòng học để đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, phục vụ tốt cho dạy và học.
Địa hình thấp hơn các tỉnh miền núi nhưng lại gần biển nên các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng những ngày qua cũng chịu rét đậm, rét hại kéo dài, kèm theo mưa phùn.
Tại Hà Nội, thời tiết liên tục xuống dưới 10 độ C, trời mưa, rét buốt. Ngay từ ngày 4/1, Sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động trong việc cho học sinh nghỉ học.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, Sở đã thống nhất với Đài Truyền hình Việt Nam về việc thông báo nhiệt độ ngoài trời khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại.
Phụ huynh học sinh cần theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội được phát tại Bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam vào khoảng 6 giờ 15 phút hàng ngày trong chương trình “Chào buổi sáng” để biết và chủ động việc cho con đi hay nghỉ học. Học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10 độc C, học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7 độ C.
Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện không khí lạnh vẫn đang tiếp tục được tăng cường. Do đó, trong khoảng 2, 3 ngày tới, nền nhiệt độ ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có xu hướng tăng chậm và vẫn ở ngưỡng rét đậm, rét hại.
Dự báo, khoảng đêm mùng 8 gần sáng ngày 9/1 sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường xuống nước ta. Tình trạng rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc vì thế sẽ còn tiếp diễn cho đến khoảng ngày 13 và ngày 14/1/2013. Nhiều khả năng đợt rét đậm, rét hại diện rộng này sẽ còn kéo dài thêm khoảng 6 – 7 ngày nữa./.
Phạm Mai (Vietnam+)