Hậu quả mà "quả bom" Lehman Brothers ba năm trước làm bùng lên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn nhức nhối trong lòng nước Mỹ và bên kia bờ Đại Tây Dương cuộc khủng hoảng nợ công đang tiềm ẩn nguy cơ đẩy hệ thống ngân hàng "lục địa già" vào cảnh lao đao.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay là do giới ngân hàng và bảo hiểm mua những giấy nhận nợ của nhà nước để cung cấp dồi dào tín dụng cho nhà nước chi tiêu để rồi nhà nước bị đe dọa vỡ nợ, mà điển hình nhất là trường hợp Hy Lạp.
Khan hiếm tín dụng
Trước thềm cuộc họp các bộ trưởng tài chính Eurozone tại Wroclaw (Ba Lan) cuối tuần trước, các bộ trưởng đã được cảnh báo nguy cơ thu hẹp tín dụng tái xuất hiện do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đã gây ảnh hưởng "có tính hệ thống” tới lĩnh vực ngân hàng.
Nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đã làm cổ phiếu khối ngân hàng, nhất là ngân hàng Pháp, rớt giá trung bình 15%. Hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là Crédit Agricole và Société Générale vừa bị hãng xếp hạng tín dụng Moody’s đánh tụt hạng tín dụng từ Aa2 xuống Aa3 vì đứng trước nguy hiểm bị vạ lây do Hy Lạp có thể vỡ nợ.
Crédit Agricole và Société Générale hiện nắm giữ khá lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Moody's lập luận rằng lo ngại tình trạng nguồn vốn huy động và khả năng thanh khoản của hai ngân hàng này sẽ xấu đi cùng với những điều kiện tái cấp vốn ngặt nghèo hơn. Cho dù vẫn giữ hạng Aa2 cho BNP Paribas, ngân hàng lớn nhất của Pháp, nhưng Moody's ghi chú vẫn tiếp tục theo dõi.
Uy tín vừa được khôi phục của Ngân hàng UBS sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 từng khiến Chính phủ Thụy Sỹ phải giải cứu lại bị lung lay do vụ thất thoát 2 tỷ USD trong một giao dịch không hợp lệ có thể buộc Ngân hàng phải báo cáo thua lỗ trong quý III. Ngay sau đó Moody's loan báo sẽ có hành động tương tự đối với UBS do những vấn đề trong khâu kiểm soát và xử lý rủi ro, đồng thời đặt dấu hỏi về khả năng tái cơ cấu thành công hoạt động đầu tư của đại gia ngân hàng Thụy Sỹ này.
Cấp cứu bằng đồng USD
Theo Nhật báo Phố Wall, bất chấp nỗ lực bơm tiền của các ngân hàng trung ương (NHTW) châu Âu, các ngân hàng thương mại vẫn đổ xô tìm kiếm các nguồn vay khác bằng USD. Một số khách hàng còn bắt đầu nhòm ngó các ngân hàng ở bên ngoài Eurozone để tìm kiếm các khoản vay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/9 cho biết có 2 ngân hàng giấu tên đã nhận 575 triệu USD, đánh dấu lần thứ hai trong 6 tháng ECB phải cấp vốn bằng đồng USD. Chưa đầy một tháng trước đó (ngày 17/8) ECB cũng vừa cho một ngân hàng châu Âu vay 500 triệu USD.
Khó khăn ngày càng trầm trọng này phản ánh rõ hơn mối quan ngại về tình trạng nợ công ở Hy Lạp, Ireland và một số nước khác, khi mà căn bệnh bùng phát hồi đầu năm ngoái nhưng nay đã lan rộng.
Một số công ty là khách hàng của một vài ngân hàng Pháp cũng đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài chính từ các ngân hàng bên ngoài Eurozone nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các ngân hàng Pháp.
Các ngân hàng Mỹ, khá dồi dào nguồn lực do có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, gần đây đã nhận được khá nhiều yêu cầu vay vốn từ các công ty châu Âu. Một công ty năng lượng châu Âu đang đàm phán với CitiGroup để vay 1 tỷ USD giữa lúc có mối lo rằng gia hạn tín dụng với các ngân hàng châu Âu sẽ đắt đỏ hơn.
Việc ECB, đã hai lần trong vòng 6 tháng cho các ngân hàng Eurozone vay bằng USD, cùng với với việc các ngân hàng Tây Ban Nha ngày càng lệ thuộc vào nguồn tín dụng từ ECB càng làm gia tăng quan ngại rằng vấn đề nợ của châu Âu có thể thổi bùng khủng hoảng tín dụng, đẩy Eurozone trở lại trạng suy thoái.
Các ngân hàng trung ương ứng cứu
Nhóm 5 ngân hàng trung ương (NHTW) hàng đầu thế giới đã nhất trí chung tay hành động để hỗ trợ các ngân hàng Eurozone đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ bằng đồng USD.
Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cùng với 4 ngân hàng lớn gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ bơm một khối lượng lớn đồng bạc xanh (chứ không phải đồng euro) vào các ngân hàng châu Âu, đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại Eurozone cho tới cuối năm.
Mục tiêu chính của sự hợp tác quốc tế hiếm hoi trên là nhằm xua tan những mối lo ngại rằng các ngân hàng thương mại trong Eurozone có thể rơi vào khan hiếm nguồn vốn cho vay bằng đồng USD và nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ nhấn chìm một số nền kinh tế lớn.
Đây là hình thức cứu trợ mà FED từng áp dụng năm 2007 và tháng 5/2010 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với gói cứu trợ này, các ngân hàng châu Âu sẽ có thêm thời gian để xoay xở với những khoản nợ lớn mà Hy Lạp, Ireland và một số nước châu Âu không có khả năng thanh toán. Một số ngân hàng này hiện không có đủ tiền duy trì những hoạt động hàng ngày vì các ngân hàng đối tác không tiếp tục cho vay.
Tâm lý lo ngại đã làm các ngân hàng ở châu Âu miễn cưỡng cho vay lẫn nhau, tạo ra nguy cơ thiếu vốn ngắn hạn đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Gần đây, các ngân hàng châu Âu và các đối tác Mỹ đã rút tiền khỏi châu Âu, làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng Eurozone.
Giới phân tích cảnh báo còn nhiều việc cần phải làm hơn nữa để xử lý vấn đề chính là mức nợ công cao trong Eurozone.
Tuy nhiên, giới đầu tư đã tỏ ra thất vọng trước sự chần chừ của châu Âu trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng khi các bộ trưởng tài chính Eurozone không tìm được “tiếng nói chung” tại Wroclaw để giải cứu châu Âu mà lại công khai cãi vã nhau về các biện pháp đã được thông qua, trong đó có cả đợt giải ngân lần thứ 6 đang hết sức khẩn thiết với Hy Lạp./.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay là do giới ngân hàng và bảo hiểm mua những giấy nhận nợ của nhà nước để cung cấp dồi dào tín dụng cho nhà nước chi tiêu để rồi nhà nước bị đe dọa vỡ nợ, mà điển hình nhất là trường hợp Hy Lạp.
Khan hiếm tín dụng
Trước thềm cuộc họp các bộ trưởng tài chính Eurozone tại Wroclaw (Ba Lan) cuối tuần trước, các bộ trưởng đã được cảnh báo nguy cơ thu hẹp tín dụng tái xuất hiện do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đã gây ảnh hưởng "có tính hệ thống” tới lĩnh vực ngân hàng.
Nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đã làm cổ phiếu khối ngân hàng, nhất là ngân hàng Pháp, rớt giá trung bình 15%. Hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là Crédit Agricole và Société Générale vừa bị hãng xếp hạng tín dụng Moody’s đánh tụt hạng tín dụng từ Aa2 xuống Aa3 vì đứng trước nguy hiểm bị vạ lây do Hy Lạp có thể vỡ nợ.
Crédit Agricole và Société Générale hiện nắm giữ khá lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Moody's lập luận rằng lo ngại tình trạng nguồn vốn huy động và khả năng thanh khoản của hai ngân hàng này sẽ xấu đi cùng với những điều kiện tái cấp vốn ngặt nghèo hơn. Cho dù vẫn giữ hạng Aa2 cho BNP Paribas, ngân hàng lớn nhất của Pháp, nhưng Moody's ghi chú vẫn tiếp tục theo dõi.
Uy tín vừa được khôi phục của Ngân hàng UBS sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 từng khiến Chính phủ Thụy Sỹ phải giải cứu lại bị lung lay do vụ thất thoát 2 tỷ USD trong một giao dịch không hợp lệ có thể buộc Ngân hàng phải báo cáo thua lỗ trong quý III. Ngay sau đó Moody's loan báo sẽ có hành động tương tự đối với UBS do những vấn đề trong khâu kiểm soát và xử lý rủi ro, đồng thời đặt dấu hỏi về khả năng tái cơ cấu thành công hoạt động đầu tư của đại gia ngân hàng Thụy Sỹ này.
Cấp cứu bằng đồng USD
Theo Nhật báo Phố Wall, bất chấp nỗ lực bơm tiền của các ngân hàng trung ương (NHTW) châu Âu, các ngân hàng thương mại vẫn đổ xô tìm kiếm các nguồn vay khác bằng USD. Một số khách hàng còn bắt đầu nhòm ngó các ngân hàng ở bên ngoài Eurozone để tìm kiếm các khoản vay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/9 cho biết có 2 ngân hàng giấu tên đã nhận 575 triệu USD, đánh dấu lần thứ hai trong 6 tháng ECB phải cấp vốn bằng đồng USD. Chưa đầy một tháng trước đó (ngày 17/8) ECB cũng vừa cho một ngân hàng châu Âu vay 500 triệu USD.
Khó khăn ngày càng trầm trọng này phản ánh rõ hơn mối quan ngại về tình trạng nợ công ở Hy Lạp, Ireland và một số nước khác, khi mà căn bệnh bùng phát hồi đầu năm ngoái nhưng nay đã lan rộng.
Một số công ty là khách hàng của một vài ngân hàng Pháp cũng đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài chính từ các ngân hàng bên ngoài Eurozone nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các ngân hàng Pháp.
Các ngân hàng Mỹ, khá dồi dào nguồn lực do có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, gần đây đã nhận được khá nhiều yêu cầu vay vốn từ các công ty châu Âu. Một công ty năng lượng châu Âu đang đàm phán với CitiGroup để vay 1 tỷ USD giữa lúc có mối lo rằng gia hạn tín dụng với các ngân hàng châu Âu sẽ đắt đỏ hơn.
Việc ECB, đã hai lần trong vòng 6 tháng cho các ngân hàng Eurozone vay bằng USD, cùng với với việc các ngân hàng Tây Ban Nha ngày càng lệ thuộc vào nguồn tín dụng từ ECB càng làm gia tăng quan ngại rằng vấn đề nợ của châu Âu có thể thổi bùng khủng hoảng tín dụng, đẩy Eurozone trở lại trạng suy thoái.
Các ngân hàng trung ương ứng cứu
Nhóm 5 ngân hàng trung ương (NHTW) hàng đầu thế giới đã nhất trí chung tay hành động để hỗ trợ các ngân hàng Eurozone đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ bằng đồng USD.
Theo đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cùng với 4 ngân hàng lớn gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ bơm một khối lượng lớn đồng bạc xanh (chứ không phải đồng euro) vào các ngân hàng châu Âu, đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại Eurozone cho tới cuối năm.
Mục tiêu chính của sự hợp tác quốc tế hiếm hoi trên là nhằm xua tan những mối lo ngại rằng các ngân hàng thương mại trong Eurozone có thể rơi vào khan hiếm nguồn vốn cho vay bằng đồng USD và nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ nhấn chìm một số nền kinh tế lớn.
Đây là hình thức cứu trợ mà FED từng áp dụng năm 2007 và tháng 5/2010 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với gói cứu trợ này, các ngân hàng châu Âu sẽ có thêm thời gian để xoay xở với những khoản nợ lớn mà Hy Lạp, Ireland và một số nước châu Âu không có khả năng thanh toán. Một số ngân hàng này hiện không có đủ tiền duy trì những hoạt động hàng ngày vì các ngân hàng đối tác không tiếp tục cho vay.
Tâm lý lo ngại đã làm các ngân hàng ở châu Âu miễn cưỡng cho vay lẫn nhau, tạo ra nguy cơ thiếu vốn ngắn hạn đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Gần đây, các ngân hàng châu Âu và các đối tác Mỹ đã rút tiền khỏi châu Âu, làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng Eurozone.
Giới phân tích cảnh báo còn nhiều việc cần phải làm hơn nữa để xử lý vấn đề chính là mức nợ công cao trong Eurozone.
Tuy nhiên, giới đầu tư đã tỏ ra thất vọng trước sự chần chừ của châu Âu trong tình cảnh nước sôi lửa bỏng khi các bộ trưởng tài chính Eurozone không tìm được “tiếng nói chung” tại Wroclaw để giải cứu châu Âu mà lại công khai cãi vã nhau về các biện pháp đã được thông qua, trong đó có cả đợt giải ngân lần thứ 6 đang hết sức khẩn thiết với Hy Lạp./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)