Xâm nhập dữ liệu email

Hàng nghìn người dùng email bị xâm nhập dữ liệu

Hàng ngàn người sử dụng email có hộp thư ở các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn như Hotmail, Yahoo, AOL và Google bị xâm nhập dữ liệu.

Trong một cuộc điều tra mới đây, các cơ quan hình sự đã phát hiện hàng ngàn người sử dụng email bị xâm nhập dữ liệu. Đó là các nạn nhân có hộp thư ở các nhà cung cấp dịch vụ mạng lớn như Hotmail, Yahoo, AOL và Google.

Đài BBC ngày 7/10 cho biết có khoảng 30.000 hồ sơ dữ liệu đã bị công bố trên mạng. Trong danh sách này có chứa dữ liệu của nhiều công ty. Song, rất may khách hàng thuộc các nhà cung cấp lớn nhất của Đức là GMX, Web.de và T-Online không phải nạn nhân của các vụ trộm cắp đó.

Để lừa lấy dữ liệu nhạy cảm của khách hàng, những kẻ phạm tội đã lập ra những trang web giả. Đến nay, bọn tin tặc đã phá mã của 10.000 khách hàng thuộc nhà cung cấp dịch vụ Hotmail của Microsoft.

Tuy nhiên, ông Dieter Kempf, ủy viên đoàn Chủ tịch Hiệp hội công nghệ cao ở Đức (Bitkom) nói rằng có một số địa chỉ email đã không còn sử dụng nữa; nhiều nạn nhân đã lập tức thay đổi mật khẩu và tìm kiếm một chương trình diệt virus mới nhằm ngăn ngừa tình trạng bị lấy cắp dữ liệu.

Mặt khác, một số nhà cung cấp đã dùng các biện pháp phong tỏa tài khoản của các nạn nhân để phòng ngừa. Ví dụ như Google đã dùng lại mật khẩu cũ và khách hàng đã phải thiết lập địa chỉ email mới.

Cho đến nay các nhà cung cấp email của Đức hầu như đã tránh được tình trạng đó, bởi hoạt động không mang tính quốc tế.

Các chuyên gia Công ty bảo mật Acunetix dự đoán do mật khẩu bị lộ, các cuộc tấn công trước hết tập trung vào khách hàng ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.

Theo các chuyên gia bảo mật, lừa đảo là một vấn đề phổ biến được mô tả bằng từ "password fishing" mà bọn săn lùng mật khẩu thường dùng.

Những kẻ tấn công bắt chước các cổng thông tin của ngân hàng, các nhà cung cấp email hoặc của các mạng trực tuyến. Sau đó, chúng bẫy khách hàng bằng thư rác email trên trang web. Nếu khách hàng cung cấp dữ liệu của mình, bọn chúng có thể xâm nhập vào tài khoản của họ.

Cho đến nay, hình thức lừa đảo này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng.

Các chuyên gia nói rằng các cuộc lừa đảo có thể được ngăn chặn bằng một sự hoài nghi và một phần mềm an toàn mới. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt mật khẩu an toàn mới.

Phát ngôn viên của trang Web.de, ông Michael d'Aguiar nhấn mạnh : "Sẽ là điều dễ dàng để lấy cắp dữ liệu, nếu khách hàng không thận trọng."

Thị trường cung cấp dịch vụ email ở Đức đang trong tình trạng cạnh tranh rất mạnh mẽ. Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm nay, đứng đầu là nhà cung cấp GMX với 23,5% người sử dụng dịch vụ, xếp thứ hai là nhà cung cấp Web.de với 23% khách hàng, T-Online đứng thứ ba với 15,7%.

Tiếp đến là các nhà cung cấp của Mỹ như Yahoo với 8%, AOL là 6,3% và Hotmail với 5,5%; Google-Mail với tròn 3%./.

Nguyễn Xuân/Berlin (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục