Ngày 27/7, Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế châu Phi (UNECA) cáo buộc các công ty đa quốc gia đã chuyển bất hợp pháp trung bình mỗi năm 1.500 tỷ USD khỏi châu Phi về các nước phát triển.
Tây Phi và Bắc Phi chiếm tới 2/3 trong tổng nguồn tài chính bị chuyển bất hợp pháp này, với tỷ lệ lần lượt là 38% và 28%.
Các khu vực Nam, Đông và Trung châu Phi mỗi khu vực chiếm khoảng 10%.
Trong báo cáo về "Quy mô và các thách thức phát triển từ dòng tài chính bất hợp pháp chảy khỏi châu Phi hàng năm," UNECA đã coi hành động này của các công ty đa quốc gia là "sự phá hoại lớn nhất đối với nền kinh tế châu Phi," khiến nền kinh tế của châu lục Đen phải phụ thuộc kéo dài vào những khu vực khác của kinh tế thế giới.
Việc chuyển một số lượng khổng lồ ngoại tệ mạnh hàng năm khỏi châu Phi đã làm cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại tệ, thúc đẩy lạm phát, giảm thu nhập từ thuế và làm tăng khoảng cách thu nhập ở các nước châu Phi.
Báo cáo của UNECA nhấn mạnh hành động của các công ty đa quốc gia đã làm cạn kiệt các nguồn đầu tư và bóp nghẹt khả năng cạnh tranh quốc tế của châu Phi, phá hoại buôn bán và làm tồi tệ hơn nữa cơ cấu kinh tế xã hội của những cộng đồng nghèo ở châu Phi, rút ngắn tuổi thọ của người dân châu Phi do các nguồn tài chính chi cho các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục,… bị cắt giảm mạnh.
Báo cáo cho biết từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi các công ty đa quốc gia thâm nhập châu Phi, nguồn đầu tư trực tiếp của các công ty này ở nước ngoài lên tới 1.500 tỷ USD/năm nhưng chủ yếu vào thế giới phát triển.
Cùng với kinh doanh tại châu Phi, thủ phạm thao túng giá cả buôn bán nghiêm trọng nhất là các công ty đa quốc gia do ảnh hưởng và sự hiện diện toàn cầu hùng mạnh của họ.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ước tính các công ty đa quốc gia kiểm soát 60% buôn bán thế giới, tương đương với 40.000 tỷ USD.
UNECA nêu rõ các nước châu Phi rất dễ bị tổn thương trước cơ cấu tài chính bị các hoạt động bất hợp pháp thao túng. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì quy mô và tác động tiêu cực của dòng tài chính bất hợp pháp đến phát triển và các chương trình quản trị của châu Phi.
Dòng tài chính này không được thể hiện trong các số liệu thống kê của các chính phủ châu Phi.
Trong ba thập kỷ qua, các nước châu Phi theo mô hình tăng trưởng dựa vào viện trợ và nợ nước ngoài để tài trợ các chương trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tăng nợ nước ngoài cũng đi kèm với dòng tài chính bị chuyển ra nước ngoài tăng, một hiện tượng được UNECA gọi là "hiện tượng cửa quay" trong mô hình phát triển của châu Phi./.
Tây Phi và Bắc Phi chiếm tới 2/3 trong tổng nguồn tài chính bị chuyển bất hợp pháp này, với tỷ lệ lần lượt là 38% và 28%.
Các khu vực Nam, Đông và Trung châu Phi mỗi khu vực chiếm khoảng 10%.
Trong báo cáo về "Quy mô và các thách thức phát triển từ dòng tài chính bất hợp pháp chảy khỏi châu Phi hàng năm," UNECA đã coi hành động này của các công ty đa quốc gia là "sự phá hoại lớn nhất đối với nền kinh tế châu Phi," khiến nền kinh tế của châu lục Đen phải phụ thuộc kéo dài vào những khu vực khác của kinh tế thế giới.
Việc chuyển một số lượng khổng lồ ngoại tệ mạnh hàng năm khỏi châu Phi đã làm cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại tệ, thúc đẩy lạm phát, giảm thu nhập từ thuế và làm tăng khoảng cách thu nhập ở các nước châu Phi.
Báo cáo của UNECA nhấn mạnh hành động của các công ty đa quốc gia đã làm cạn kiệt các nguồn đầu tư và bóp nghẹt khả năng cạnh tranh quốc tế của châu Phi, phá hoại buôn bán và làm tồi tệ hơn nữa cơ cấu kinh tế xã hội của những cộng đồng nghèo ở châu Phi, rút ngắn tuổi thọ của người dân châu Phi do các nguồn tài chính chi cho các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục,… bị cắt giảm mạnh.
Báo cáo cho biết từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khi các công ty đa quốc gia thâm nhập châu Phi, nguồn đầu tư trực tiếp của các công ty này ở nước ngoài lên tới 1.500 tỷ USD/năm nhưng chủ yếu vào thế giới phát triển.
Cùng với kinh doanh tại châu Phi, thủ phạm thao túng giá cả buôn bán nghiêm trọng nhất là các công ty đa quốc gia do ảnh hưởng và sự hiện diện toàn cầu hùng mạnh của họ.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ước tính các công ty đa quốc gia kiểm soát 60% buôn bán thế giới, tương đương với 40.000 tỷ USD.
UNECA nêu rõ các nước châu Phi rất dễ bị tổn thương trước cơ cấu tài chính bị các hoạt động bất hợp pháp thao túng. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì quy mô và tác động tiêu cực của dòng tài chính bất hợp pháp đến phát triển và các chương trình quản trị của châu Phi.
Dòng tài chính này không được thể hiện trong các số liệu thống kê của các chính phủ châu Phi.
Trong ba thập kỷ qua, các nước châu Phi theo mô hình tăng trưởng dựa vào viện trợ và nợ nước ngoài để tài trợ các chương trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tăng nợ nước ngoài cũng đi kèm với dòng tài chính bị chuyển ra nước ngoài tăng, một hiện tượng được UNECA gọi là "hiện tượng cửa quay" trong mô hình phát triển của châu Phi./.
(TTXVN)