Tập đoàn sản xuất đồ điện tử nổi tiếng của Nhật Bản Panasonic ngày 11/5 đã công bố mức lỗ thường niên lên tới con số kỷ lục 772,2 tỷ yen (tương đương 9,67 tỷ USD) trong bối cảnh phải hứng chịu nhiều tác động từ đồng yen tăng giá, thảm họa thiên nhiên và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nước ngoài.
Tình trạng lỗ này chưa đến mức hơn 780 tỷ yên mà Panasonic dự báo trước đó, song vẫn là một trong những mức lỗ chưa từng có đối với một tập đoàn Nhật Bản ngoài lĩnh vực tài chính. Giá cổ phiếu Panasonic ngay lập tức giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua, giảm 1,55% xuống còn 570 yên trong ngày 11/5.
Trong thông báo của mình, Panasonic cho rằng kết quả kinh doanh tồi tệ trên chủ yếu là do tình trạng giá giảm, đồng yên tăng cộng thêm doanh số bán hàng bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt tại Thái Lan. Lượng tivi bán được giảm mạnh khiến riêng trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số, Panasonic đã lỗ tới 67,8 tỷ yen, trong khi một năm trước đó còn đạt lợi nhuận 27,3 tỷ yen.
Chủ tịch Panasonic, ông Fumio Ohtsubo thừa nhận rằng chiến lược kinh doanh tivi trước đó của hãng đã sai lầm khi đầu tư quá lớn trong năm 2006 và năm 2008 vào kinh doanh tivi và màn hình nhưng từ đó đã có rất nhiều thay đổi trên thị trường này.
Mặc dù vừa trải qua một năm thất bát, song Panasonic tự tin sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm tài khóa này (kết thúc vào tháng 3/2013) với dự báo lợi nhuận ròng đạt khoảng 50 tỷ yên. Thông báo của hãng nhận định kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục dần trong năm tài khóa 2013, giúp khôi phục thị trường đồ điện tử.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo Panasonic và những "ông lớn" đồ điện tử khác của Nhật Bản không nên "quá lạc quan" về một sự hồi phục trong năm nay. Hiroshi Sakai, nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm nghiên cứu hữu nghị SMBC, nhận định: "Các công ty điện tử Nhật Bản nhiều khả năng sẽ hồi phục vừa phải so với năm khó khăn vừa qua, nhưng liệu họ có thể đạt được mức hồi phục thần tốc chữ V hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng đánh giá lại những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của họ. Họ cần phải từ bỏ các lĩnh vực không thể tạo ra lợi nhuận, tập trung vào những ngành có khả năng sinh lời, đồng thời sửa chữa lại toàn bộ cấu trúc kinh doanh."
Panasonic đã thông báo tái cấu trúc mạnh mẽ bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng, đồng thời đang cân nhắc chuyển toàn bộ việc sản xuất điện thoại di động của mình ra nước ngoài trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Nhật Bản quá cao.
Trước Panasonic, ngày 10/5, một "ông lớn" đồ điện tử Nhật Bản khác là Sony cũng công bố mức lỗ kỷ lục 456,66 tỷ yen./.
Tình trạng lỗ này chưa đến mức hơn 780 tỷ yên mà Panasonic dự báo trước đó, song vẫn là một trong những mức lỗ chưa từng có đối với một tập đoàn Nhật Bản ngoài lĩnh vực tài chính. Giá cổ phiếu Panasonic ngay lập tức giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 30 năm qua, giảm 1,55% xuống còn 570 yên trong ngày 11/5.
Trong thông báo của mình, Panasonic cho rằng kết quả kinh doanh tồi tệ trên chủ yếu là do tình trạng giá giảm, đồng yên tăng cộng thêm doanh số bán hàng bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt tại Thái Lan. Lượng tivi bán được giảm mạnh khiến riêng trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm kỹ thuật số, Panasonic đã lỗ tới 67,8 tỷ yen, trong khi một năm trước đó còn đạt lợi nhuận 27,3 tỷ yen.
Chủ tịch Panasonic, ông Fumio Ohtsubo thừa nhận rằng chiến lược kinh doanh tivi trước đó của hãng đã sai lầm khi đầu tư quá lớn trong năm 2006 và năm 2008 vào kinh doanh tivi và màn hình nhưng từ đó đã có rất nhiều thay đổi trên thị trường này.
Mặc dù vừa trải qua một năm thất bát, song Panasonic tự tin sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm tài khóa này (kết thúc vào tháng 3/2013) với dự báo lợi nhuận ròng đạt khoảng 50 tỷ yên. Thông báo của hãng nhận định kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục dần trong năm tài khóa 2013, giúp khôi phục thị trường đồ điện tử.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo Panasonic và những "ông lớn" đồ điện tử khác của Nhật Bản không nên "quá lạc quan" về một sự hồi phục trong năm nay. Hiroshi Sakai, nhà kinh tế trưởng tại Trung tâm nghiên cứu hữu nghị SMBC, nhận định: "Các công ty điện tử Nhật Bản nhiều khả năng sẽ hồi phục vừa phải so với năm khó khăn vừa qua, nhưng liệu họ có thể đạt được mức hồi phục thần tốc chữ V hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng đánh giá lại những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của họ. Họ cần phải từ bỏ các lĩnh vực không thể tạo ra lợi nhuận, tập trung vào những ngành có khả năng sinh lời, đồng thời sửa chữa lại toàn bộ cấu trúc kinh doanh."
Panasonic đã thông báo tái cấu trúc mạnh mẽ bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng, đồng thời đang cân nhắc chuyển toàn bộ việc sản xuất điện thoại di động của mình ra nước ngoài trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Nhật Bản quá cao.
Trước Panasonic, ngày 10/5, một "ông lớn" đồ điện tử Nhật Bản khác là Sony cũng công bố mức lỗ kỷ lục 456,66 tỷ yen./.
(TTXVN)