Ngày 21/3, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã phê phán nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc cho phép hành động quân sự chống Libya tương tự như một "lời kêu gọi một cuộc Thập tự chinh thời Trung cổ," vì nó bật đèn xanh để nước ngoài can thiệp vào công việc của một quốc gia có chủ quyền.
Phát biểu tại thủ phủ Votkinsk của Cộng hòa tự trị Udmurtia, ông Putin nhấn mạnh, Mỹ ngày càng sử dụng sức mạnh thường xuyên hơn trong chính sách đối với các nước khác, thể hiện qua cuộc không kích lãnh thổ Nam Tư cũ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, các chiến dịch quân sự tại Iraq và Afghanistan dưới thời Tổng thống George W. Bush và nay là cuộc không kích Libya dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng Putin lên án chiến dịch không kích Libya với cái cớ "bảo vệ thường dân" và khẳng định "không có chút logic hoặc lý trí nào trong hoạt động can thiệp bằng quân sự từ bên ngoài này." Ông cũng cho rằng, các sự kiện tại Libya cho thấy, Nga đã hành động đúng khi tăng cường khả năng quốc phòng của mình.
Cùng ngày, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tuyên bố, nước này không ủng hộ lập luận đòi thay đổi chế độ ở Libya, đồng thời kêu gọi các nước hành động phù hợp trong vấn đề thiết lập vùng cấm bay ở Libya.
Người đứng đầu nhà nước Nam Phi cho biết, ông ủng hộ nghị quyết 1973, nhưng kêu gọi thực hiện nghị quyết này "theo cả chữ lẫn nghĩa của nó," sao cho những hành động liên quan không gây hại hoặc đe dọa người dân Libya, đối tượng được nghị quyết 1973 bảo vệ.
Sau khi khẳng định Nam Phi "nói không" với những hành động giết hại dân thường, phản đối học thuyết thay đổi chế độ và sự chiếm đóng của nước ngoài đối với Libya, ông nhấn mạnh đất nước ông cam kết với lập trường do Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi công bố ngày 20/3 vừa qua rằng châu lục này tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Libya, phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào ở Libya. Theo ông, một giải pháp hòa bình dựa trên ý nguyện của người dân Libya sẽ đảm bảo ổn định dài hạn cho quốc gia này.
Trước giờ các đại sứ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) tổ chức cuộc họp mới trong ngày 21/3, các nước thành viên NATO vẫn bất đồng về vai trò của NATO trong chiến dịch quân sự ở Libya.
Anh, Italy và một số nước thành viên nhỏ khác đề nghị NATO đảm nhận vai trò chỉ huy chiến dịch quân sự ở Libya.
Theo Ngoại trưởng Italy Franco Frattini, đã đến lúc chuyển quyết tâm can dự của Mỹ, Anh và Pháp sang một đường hướng có phối hợp hơn dưới sự lãnh đạo của NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bày tỏ hy vọng NATO sẽ đảm nhận vai trò này trong vài ngày tới, nhưng khẳng định NATO cần đạt đồng thuận về vấn đề này.
Ngoại trưởng Đan Mạch ủng hộ vai trò tích cực hơn của NATO. Các nước thành viên nhỏ khác cho rằng NATO là công cụ thích hợp nhất để "chèo lái" các hoạt động phức tạp ở Libya.
Theo nguồn tin ngoại giao, mặc dù là nước khai hỏa hành động quân sự của nước ngoài ở Libya, Pháp vẫn phản đối việc trao chiếc gậy chỉ huy quân sự ở Libya cho NATO vì sợ rằng quyết định này có thể gây làn sóng phẫn nộ ở các nước Arập.
Trước đó, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ thái độ lưỡng lự khi đề cập vai trò của NATO ở Libya. Ngoại trưởng Luxembourg lo ngại trò chơi giữa nhóm ba cường quốc quân sự phương Tây và NATO có thể hủy hoại cả cộng đồng quốc tế.
Trong một diễn biến khác liên quan, Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí tiếp tục áp đặt thêm những trừng phạt kinh tế chống chính quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, cụ thể đối tượng của sự trừng phạt là những cá nhân và tổ chức kinh tế liên quan chính quyền ông Gaddafi.
Cùng ngày, tin cho biết sau các cuộc oanh kích mới đây của phương Tây và hoạt động của quân nổi dậy, lực lượng trung thành của ông Gaddafi đã bị đẩy lui ra xa thành phố Benghazi. Quân nổi dậy thậm chí tuyên bố muốn tiến tới chiếm Tripoli.
Tại thủ đô Paris của Pháp, một số chỉ huy của quân nổi dậy Libya đã có cuộc họp ở Bộ Ngoại giao Pháp. Trong bối cảnh Pháp tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra trên bầu trời Libya, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, cuộc họp nêu trên xem xét thành lập Hội đồng quá độ quốc gia (CNT) với tư cách là một bên đối thoại chính trị hợp pháp tại đất nước Bắc Phi này.
Các cuộc không kích mới đây của liên quân đã phá hủy hệ thống đường bộ và một bệnh viện của Libya, làm 65 dân thường thiệt mạng và hơn 150 người bị thương. Trước đó, Truyền hình Nhà nước Libya cũng đã đưa tin về con số thương vong này./.
Phát biểu tại thủ phủ Votkinsk của Cộng hòa tự trị Udmurtia, ông Putin nhấn mạnh, Mỹ ngày càng sử dụng sức mạnh thường xuyên hơn trong chính sách đối với các nước khác, thể hiện qua cuộc không kích lãnh thổ Nam Tư cũ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, các chiến dịch quân sự tại Iraq và Afghanistan dưới thời Tổng thống George W. Bush và nay là cuộc không kích Libya dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng Putin lên án chiến dịch không kích Libya với cái cớ "bảo vệ thường dân" và khẳng định "không có chút logic hoặc lý trí nào trong hoạt động can thiệp bằng quân sự từ bên ngoài này." Ông cũng cho rằng, các sự kiện tại Libya cho thấy, Nga đã hành động đúng khi tăng cường khả năng quốc phòng của mình.
Cùng ngày, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tuyên bố, nước này không ủng hộ lập luận đòi thay đổi chế độ ở Libya, đồng thời kêu gọi các nước hành động phù hợp trong vấn đề thiết lập vùng cấm bay ở Libya.
Người đứng đầu nhà nước Nam Phi cho biết, ông ủng hộ nghị quyết 1973, nhưng kêu gọi thực hiện nghị quyết này "theo cả chữ lẫn nghĩa của nó," sao cho những hành động liên quan không gây hại hoặc đe dọa người dân Libya, đối tượng được nghị quyết 1973 bảo vệ.
Sau khi khẳng định Nam Phi "nói không" với những hành động giết hại dân thường, phản đối học thuyết thay đổi chế độ và sự chiếm đóng của nước ngoài đối với Libya, ông nhấn mạnh đất nước ông cam kết với lập trường do Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi công bố ngày 20/3 vừa qua rằng châu lục này tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Libya, phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào ở Libya. Theo ông, một giải pháp hòa bình dựa trên ý nguyện của người dân Libya sẽ đảm bảo ổn định dài hạn cho quốc gia này.
Trước giờ các đại sứ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) tổ chức cuộc họp mới trong ngày 21/3, các nước thành viên NATO vẫn bất đồng về vai trò của NATO trong chiến dịch quân sự ở Libya.
Anh, Italy và một số nước thành viên nhỏ khác đề nghị NATO đảm nhận vai trò chỉ huy chiến dịch quân sự ở Libya.
Theo Ngoại trưởng Italy Franco Frattini, đã đến lúc chuyển quyết tâm can dự của Mỹ, Anh và Pháp sang một đường hướng có phối hợp hơn dưới sự lãnh đạo của NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh bày tỏ hy vọng NATO sẽ đảm nhận vai trò này trong vài ngày tới, nhưng khẳng định NATO cần đạt đồng thuận về vấn đề này.
Ngoại trưởng Đan Mạch ủng hộ vai trò tích cực hơn của NATO. Các nước thành viên nhỏ khác cho rằng NATO là công cụ thích hợp nhất để "chèo lái" các hoạt động phức tạp ở Libya.
Theo nguồn tin ngoại giao, mặc dù là nước khai hỏa hành động quân sự của nước ngoài ở Libya, Pháp vẫn phản đối việc trao chiếc gậy chỉ huy quân sự ở Libya cho NATO vì sợ rằng quyết định này có thể gây làn sóng phẫn nộ ở các nước Arập.
Trước đó, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ thái độ lưỡng lự khi đề cập vai trò của NATO ở Libya. Ngoại trưởng Luxembourg lo ngại trò chơi giữa nhóm ba cường quốc quân sự phương Tây và NATO có thể hủy hoại cả cộng đồng quốc tế.
Trong một diễn biến khác liên quan, Liên minh châu Âu (EU) vừa nhất trí tiếp tục áp đặt thêm những trừng phạt kinh tế chống chính quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, cụ thể đối tượng của sự trừng phạt là những cá nhân và tổ chức kinh tế liên quan chính quyền ông Gaddafi.
Cùng ngày, tin cho biết sau các cuộc oanh kích mới đây của phương Tây và hoạt động của quân nổi dậy, lực lượng trung thành của ông Gaddafi đã bị đẩy lui ra xa thành phố Benghazi. Quân nổi dậy thậm chí tuyên bố muốn tiến tới chiếm Tripoli.
Tại thủ đô Paris của Pháp, một số chỉ huy của quân nổi dậy Libya đã có cuộc họp ở Bộ Ngoại giao Pháp. Trong bối cảnh Pháp tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra trên bầu trời Libya, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, cuộc họp nêu trên xem xét thành lập Hội đồng quá độ quốc gia (CNT) với tư cách là một bên đối thoại chính trị hợp pháp tại đất nước Bắc Phi này.
Các cuộc không kích mới đây của liên quân đã phá hủy hệ thống đường bộ và một bệnh viện của Libya, làm 65 dân thường thiệt mạng và hơn 150 người bị thương. Trước đó, Truyền hình Nhà nước Libya cũng đã đưa tin về con số thương vong này./.
(TTXVN/Vietnam+)