Ngày 20/2, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VIII tổ chức kỳ họp thứ 7 chuyên đề đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; trong đó các đại biểu tập trung góp nhiều ý kiến cho các Chương I (Chế độ chính trị), Chương II (Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) và Chương IX (Chính quyền địa phương).
Đối với Chương I, các đại biểu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu, quyết định thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Sao, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần quy định rõ thêm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thông qua Cương lĩnh, Nghị quyết, công tác cán bộ, cần thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp sửa đổi, Đảng cần nâng cao năng lực tổ chức để đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước thật sự là công bộc của dân, chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Điều 4, khoản 3 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” là chưa cụ thể, cần bổ sung quy định cán bộ, đảng viên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Đối với Điều 120 về thành lập Hội đồng Hiến pháp, các đại biểu góp ý đây là thiết chế mới, Hội đồng hiến pháp cần được tổ chức theo cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
Đại biểu Lê Thành Lượng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Hội đồng Hiến pháp có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp” mà chưa quy định Hội đồng hiến pháp cần có biện pháp chế tài, do đó cần bổ sung “Hội đồng hiến pháp được quyền sửa đổi, hủy bỏ đối với các văn bản quy phạm pháp luật.”
Là đại biểu dân cử, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long tâm đắc khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quan tâm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân.
Các đại biểu góp ý, Điều 38 khoản 2 “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật,” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần bổ sung “nghiêm cấm các hành vi không thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động như đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, nghiêm cấm hành vi sử dụng lao động không đúng mục đích lao động.”
Đối với Chương IX về Chính quyền địa phương, các đại biểu góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần bổ sung điều khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội./.
Đối với Chương I, các đại biểu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu, quyết định thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đại biểu Nguyễn Văn Sao, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân tỉnh đề nghị Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần quy định rõ thêm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thông qua Cương lĩnh, Nghị quyết, công tác cán bộ, cần thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp sửa đổi, Đảng cần nâng cao năng lực tổ chức để đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước thật sự là công bộc của dân, chăm lo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Điều 4, khoản 3 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quy định “Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” là chưa cụ thể, cần bổ sung quy định cán bộ, đảng viên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Đối với Điều 120 về thành lập Hội đồng Hiến pháp, các đại biểu góp ý đây là thiết chế mới, Hội đồng hiến pháp cần được tổ chức theo cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
Đại biểu Lê Thành Lượng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ quy định “Hội đồng Hiến pháp có chức năng kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp” mà chưa quy định Hội đồng hiến pháp cần có biện pháp chế tài, do đó cần bổ sung “Hội đồng hiến pháp được quyền sửa đổi, hủy bỏ đối với các văn bản quy phạm pháp luật.”
Là đại biểu dân cử, các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Long tâm đắc khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 quan tâm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân.
Các đại biểu góp ý, Điều 38 khoản 2 “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật,” Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần bổ sung “nghiêm cấm các hành vi không thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động như đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, nghiêm cấm hành vi sử dụng lao động không đúng mục đích lao động.”
Đối với Chương IX về Chính quyền địa phương, các đại biểu góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cần bổ sung điều khoản khẳng định về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội./.
Huỳnh Kim Phượng (TTXVN)