Công nghiệp ôtô thế giới đang trải qua cơn bão thu hồi xe trầm trọng, nhưng trong khủng hoảng, tương lai của ngành công nghiệp này bỗng trở nên sáng sủa với sự hiện diện của các dòng xe thân thiện môi trường.
Công nghiệp ôtô và Môi trường Tại Mỹ, hiện có khoảng 250 triệu xe hơi các loại đang vận hành. Những nơi khác trên thế giới, số xe hơi đang hoạt động là 850 triệu chiếc, tiêu thụ khoảng 300 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm. Lượng xe hơi đang tiếp tục tăng mạnh, nhất là ở Trung Quốc. Không chỉ tiêu tốn nhiên liệu, những chiếc xe hơi còn “tiêu tiền” do người ta phải đầu tư làm đường cho xe chạy. Năng lượng tiêu tốn nhiều hơn và môi trường bị ảnh hưởng nặng nề hơn một phần do sự phát triển về số lượng xe hơi trên thế giới. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Các nhà phân tích dự đoán trong năm tới sẽ có thêm nhiều nhà máy ôtô ở Mỹ phải đóng cửa, khiến số người mất việc có thể lên đến 200.000. Ngành công nghiệp ôtô “đóng góp” số người thất nghiệp nhiều nhất trong tổng số 560.000 người bị mất việc làm ở Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 21. Bão thu hồi Cơn bão thu hồi đang “quét” qua nhiều hãng xe và để lại những hậu quả nặng nề. Nạn nhân mới nhất là Mazda, đã phải thu hồi gần 90.000 xe tại Nhật Bản và Trung Quốc do lỗi sản xuất. Những xe được sản xuất từ năm 2006 đến 2009 nằm trong diện thu hồi. Hôm 2/3/2010, GM thông báo thu hồi 1,3 triệu xe Chevrolet và Pontiac ở khu vực Bắc Mỹ do lỗi trợ lực lái điện. Những mẫu xe cụ thể phải thu hồi là Pontiac G5 (2007-2010), Cobat (2005-2010), Pontiac Pursuit (2005-2006) bán tại Canada và mẫu xe Pontiac G4 (2005-2006) bán tại Mexico. Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới, đã phải thu hồi hơn 8 triệu xe các loại trên toàn cầu do lỗi kệt chân phanh và mất tác dụng chân ga. Nissan, hãng xe lớn thứ 3 Nhật Bản, cho biết phải thu hồi 76.415 xe (gồm 10 mẫu xe) tại Nhật Bản và 2.281 xe ở thị trường nước ngoài do lỗi chết máy cấp kỳ. Porche Trung Quốc phải thu hồi 640.000 xe, gồm 3 mẫu xe, do lỗi dây đai an toàn. Những xe nằm trong diện thu hồi được sản xuất trước ngày 25/2/2010. Honda cũng đã phải thu hồi 437.763 xe các loại trên toàn cầu do lỗi túi khí trước ghế lái. Những mẫu xe phải thu hồi là Honda Accord, Civic, TL, CR-V, Odyssey, Pilot và CL đời 2001-2002 ở khu vực Bắc Mỹ; những mẫu xe Inspire, Saber và Lagreat ở Nhật Bản. Liên doanh sản xuất ôtô Ấn Độ Maruti Suzuki đã phát lệnh thu hồi 100.000 xe hatchback A-Star do lỗi bình xăng xe. Trong số này có 40.000 xe đã được bán ở thị trường Ấn Độ. 60.000 xe khác đã được xuất khẩu. Những chiếc xe này được sản xuất từ 22/8/2009. Tương lai của xe hơi là xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu Tata Nano, mẫu xe rẻ nhất thế giới với giá 2.500 USD/chiếc, đang dẫn đầu cuộc đua giảm giá thành xe hơi giữa các hãng chế tạo. Nissan đã tham dự cuộc chơi với chiếc xe giá 3.000 USD, bán tại thị trường Ấn Độ vào năm 2012. Đây là sản phẩm của liên doanh Bajaj và Renault. Cuối năm 2011, Fiat Ấn Độ cũng sẽ cho ra mắt một mẫu xe giá rẻ. Hãng xe Đức Daimler sẽ kết hợp với liên danh Nhật-Pháp là Renault-Nissan để sản xuất xe cỡ nhỏ. Nhiều hãng xe khác cũng đã bắt đầu tham dự cuộc đua được dự tính là vô cùng sôi nổi này. Cũng tại thị trường Ấn Độ, hãng xe Mỹ GM dự định thiết lập liên doanh với hãng xe điện nội địa là Reva để thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất xe điện. Hiện tại, cứ mỗi một quý, lại có một mẫu xe điện mới ra đời. Cho dù giá thành còn cao hơn xe chạy xăng cùng loại nhưng có thể nói xe điện nói riêng và xe tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường nói chung đang có tương lai phát triển sáng sủa.
Công nghiệp ôtô và Môi trường Tại Mỹ, hiện có khoảng 250 triệu xe hơi các loại đang vận hành. Những nơi khác trên thế giới, số xe hơi đang hoạt động là 850 triệu chiếc, tiêu thụ khoảng 300 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm. Lượng xe hơi đang tiếp tục tăng mạnh, nhất là ở Trung Quốc. Không chỉ tiêu tốn nhiên liệu, những chiếc xe hơi còn “tiêu tiền” do người ta phải đầu tư làm đường cho xe chạy. Năng lượng tiêu tốn nhiều hơn và môi trường bị ảnh hưởng nặng nề hơn một phần do sự phát triển về số lượng xe hơi trên thế giới. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Các nhà phân tích dự đoán trong năm tới sẽ có thêm nhiều nhà máy ôtô ở Mỹ phải đóng cửa, khiến số người mất việc có thể lên đến 200.000. Ngành công nghiệp ôtô “đóng góp” số người thất nghiệp nhiều nhất trong tổng số 560.000 người bị mất việc làm ở Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 21. Bão thu hồi Cơn bão thu hồi đang “quét” qua nhiều hãng xe và để lại những hậu quả nặng nề. Nạn nhân mới nhất là Mazda, đã phải thu hồi gần 90.000 xe tại Nhật Bản và Trung Quốc do lỗi sản xuất. Những xe được sản xuất từ năm 2006 đến 2009 nằm trong diện thu hồi. Hôm 2/3/2010, GM thông báo thu hồi 1,3 triệu xe Chevrolet và Pontiac ở khu vực Bắc Mỹ do lỗi trợ lực lái điện. Những mẫu xe cụ thể phải thu hồi là Pontiac G5 (2007-2010), Cobat (2005-2010), Pontiac Pursuit (2005-2006) bán tại Canada và mẫu xe Pontiac G4 (2005-2006) bán tại Mexico. Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới, đã phải thu hồi hơn 8 triệu xe các loại trên toàn cầu do lỗi kệt chân phanh và mất tác dụng chân ga. Nissan, hãng xe lớn thứ 3 Nhật Bản, cho biết phải thu hồi 76.415 xe (gồm 10 mẫu xe) tại Nhật Bản và 2.281 xe ở thị trường nước ngoài do lỗi chết máy cấp kỳ. Porche Trung Quốc phải thu hồi 640.000 xe, gồm 3 mẫu xe, do lỗi dây đai an toàn. Những xe nằm trong diện thu hồi được sản xuất trước ngày 25/2/2010. Honda cũng đã phải thu hồi 437.763 xe các loại trên toàn cầu do lỗi túi khí trước ghế lái. Những mẫu xe phải thu hồi là Honda Accord, Civic, TL, CR-V, Odyssey, Pilot và CL đời 2001-2002 ở khu vực Bắc Mỹ; những mẫu xe Inspire, Saber và Lagreat ở Nhật Bản. Liên doanh sản xuất ôtô Ấn Độ Maruti Suzuki đã phát lệnh thu hồi 100.000 xe hatchback A-Star do lỗi bình xăng xe. Trong số này có 40.000 xe đã được bán ở thị trường Ấn Độ. 60.000 xe khác đã được xuất khẩu. Những chiếc xe này được sản xuất từ 22/8/2009. Tương lai của xe hơi là xe nhỏ và tiết kiệm nhiên liệu Tata Nano, mẫu xe rẻ nhất thế giới với giá 2.500 USD/chiếc, đang dẫn đầu cuộc đua giảm giá thành xe hơi giữa các hãng chế tạo. Nissan đã tham dự cuộc chơi với chiếc xe giá 3.000 USD, bán tại thị trường Ấn Độ vào năm 2012. Đây là sản phẩm của liên doanh Bajaj và Renault. Cuối năm 2011, Fiat Ấn Độ cũng sẽ cho ra mắt một mẫu xe giá rẻ. Hãng xe Đức Daimler sẽ kết hợp với liên danh Nhật-Pháp là Renault-Nissan để sản xuất xe cỡ nhỏ. Nhiều hãng xe khác cũng đã bắt đầu tham dự cuộc đua được dự tính là vô cùng sôi nổi này. Cũng tại thị trường Ấn Độ, hãng xe Mỹ GM dự định thiết lập liên doanh với hãng xe điện nội địa là Reva để thiết kế và chuyển giao công nghệ sản xuất xe điện. Hiện tại, cứ mỗi một quý, lại có một mẫu xe điện mới ra đời. Cho dù giá thành còn cao hơn xe chạy xăng cùng loại nhưng có thể nói xe điện nói riêng và xe tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường nói chung đang có tương lai phát triển sáng sủa.
Theo kế hoạch, năm nay, các hãng xe trên toàn cầu dự kiến bán ra thị trường 53,35 triệu xe các loại. Trong đó có 15,67 triệu chiếc được bán tại châu Âu. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiêu thụ khoảng 19,54 triệu chiếc. Con số này ở thị trường Mỹ và Canada là 13,88 triệu chiếc. Khu vực Mỹ Latinh tiêu thụ 4,62 triệu xe. Những thị trường có mức tăng nhu cầu tiêu dùng xe hơi là Trung Quốc, Nga, Brazil và Ấn Độ. Thị trường khu vực châu Á và Mỹ Latinh nói chung cũng đạt mức cầu cao. |
Tùng Lâm (Vietnam+)