Ngày 11/10, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức hội thảo giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các công cụ của hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít các vụ kiện chống bán phá giá, điển hình như vụ kiện cá da trơn, tôm, túi nhựa của Hoa Kỳ; vụ kiện giày mũ da của EU...
Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng nhóm Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá (Cục Quản lý cạnh tranh), khẳng định thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá là rất lớn, không chỉ về tài chính như chi phí theo đuổi vụ kiện, phí thuê luật sư, kim ngạch xuất khẩu giảm, mà còn gây thiệt hại không nhỏ về mặt xã hội khi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, người lao động mất việc làm, Nhà nước mất nguồn thu ngoại tệ.
Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị động trước các vụ kiện chống bán phá giá, nhất là việc thiếu thông tin, khác biệt về hệ thống kế toán, cũng như các rào cản về ngôn ngữ, pháp lý. Do đó, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá là rất cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp dự báo và nhận biết nguy cơ bị kiện, phương pháp phòng tránh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin về thị trường, luật pháp quốc tế...
Tại hội thảo, các doanh nghiệp tham dự đã được hướng dẫn và thực hành sử dụng các công cụ của hệ thống cảnh báo sớm này./.
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với không ít các vụ kiện chống bán phá giá, điển hình như vụ kiện cá da trơn, tôm, túi nhựa của Hoa Kỳ; vụ kiện giày mũ da của EU...
Ông Trịnh Anh Tuấn, Trưởng nhóm Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá (Cục Quản lý cạnh tranh), khẳng định thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá là rất lớn, không chỉ về tài chính như chi phí theo đuổi vụ kiện, phí thuê luật sư, kim ngạch xuất khẩu giảm, mà còn gây thiệt hại không nhỏ về mặt xã hội khi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, người lao động mất việc làm, Nhà nước mất nguồn thu ngoại tệ.
Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam luôn bị động trước các vụ kiện chống bán phá giá, nhất là việc thiếu thông tin, khác biệt về hệ thống kế toán, cũng như các rào cản về ngôn ngữ, pháp lý. Do đó, việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá là rất cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp dự báo và nhận biết nguy cơ bị kiện, phương pháp phòng tránh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin về thị trường, luật pháp quốc tế...
Tại hội thảo, các doanh nghiệp tham dự đã được hướng dẫn và thực hành sử dụng các công cụ của hệ thống cảnh báo sớm này./.
Hoàng Nhị (TTXVN)