Ngày 1/3, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo Việt-Nhật về phát triển đô thị để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế giữa hai nước.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng khẳng định rằng các đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và khu vực này đóng góp hơn 70% GDP cho nền kinh tế. Nhiều khu vực đô thị được xây dựng khang trang, đồng bộ, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, hệ thống đô thị vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập về quy hoạch, quản lý xây dựng, kết cấu hạ tầng, môi trường, tính bền vững...
Ông Trịnh Đình Dũng nhận định tuy đô thị Việt Nam phát triển sau so với một số nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng lại là lợi thế để tích lũy được nhiều bài học tốt cũng như đi tắt đón đầu áp dụng các công nghệ khoa học hiện đại và các mô hình phát triển đô thị mới phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, để quản lý đầu tư phát triển đô thị ngày càng hiệu quả hơn, Bộ Xây dựng đã và đang tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có chất lượng hơn nhằm kiểm soát theo từng khu vực.
Nhân dịp này, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Đất đai-hạ tầng-giao thông và du lịch Nhật Bản khẩn trương triển khai việc chọn địa điểm xây dựng dự án phát triển đô thị sinh thái “ECO City” tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo định hướng, thời gian tới, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhằm phát huy lợi thế riêng những vẫn tạo sự liên kết chung giữa các vùng. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chú trọng thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa lẫn nhau.
Trong quá trình phát triển, ưu tiên lựa chọn địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là khu vực ven biển để xây dựng một số khu kinh tế đầu tàu; định hướng phát triển vùng phải gắn liền với việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và gắn liền với giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã chia sẻ những kinh nghiệm và nỗ lực để hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững thông qua những giải pháp đồng bộ đã được áp dụng trên thực tế. Đặc biệt, các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật thu hút sự quan tâm với các ý tưởng đề xuất phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị, công nghệ tàu điện một ray; quy hoạch đô thị và khai thác mặt nước trong thiết kế cảnh quan đô thị; ý tưởng quy hoạch thành phố sinh thái đặc thù...
Điển hình như dự án bãi đậu xe và dịch vụ công cộng ngầm tại công viên Lê Văn Tám, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty cổ phần Đầu tư kỹ thuật không gian ngầm (IUS) làm chủ đề tài được đánh giá rất thiết thực-nhất là trong bối cảnh đang khan hiếm bãi đỗ xe tại khu vực trung tâm đô thị...
Mục tiêu phát triển trước mắt là từng bước hình thành hệ thống đô thị Việt Nam có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường và phân bố hợp lý trên các vùng; trong đó, chú trọng phát triển cả đô thị miền núi và ven biển./.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trình Đình Dũng khẳng định rằng các đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và khu vực này đóng góp hơn 70% GDP cho nền kinh tế. Nhiều khu vực đô thị được xây dựng khang trang, đồng bộ, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, hệ thống đô thị vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập về quy hoạch, quản lý xây dựng, kết cấu hạ tầng, môi trường, tính bền vững...
Ông Trịnh Đình Dũng nhận định tuy đô thị Việt Nam phát triển sau so với một số nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng lại là lợi thế để tích lũy được nhiều bài học tốt cũng như đi tắt đón đầu áp dụng các công nghệ khoa học hiện đại và các mô hình phát triển đô thị mới phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Vì vậy, để quản lý đầu tư phát triển đô thị ngày càng hiệu quả hơn, Bộ Xây dựng đã và đang tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có chất lượng hơn nhằm kiểm soát theo từng khu vực.
Nhân dịp này, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Đất đai-hạ tầng-giao thông và du lịch Nhật Bản khẩn trương triển khai việc chọn địa điểm xây dựng dự án phát triển đô thị sinh thái “ECO City” tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo định hướng, thời gian tới, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới; có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhằm phát huy lợi thế riêng những vẫn tạo sự liên kết chung giữa các vùng. Đặc biệt, Việt Nam sẽ chú trọng thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và tác động lan tỏa lẫn nhau.
Trong quá trình phát triển, ưu tiên lựa chọn địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là khu vực ven biển để xây dựng một số khu kinh tế đầu tàu; định hướng phát triển vùng phải gắn liền với việc sử dụng đất có hiệu quả, tiết kiệm và gắn liền với giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản đã chia sẻ những kinh nghiệm và nỗ lực để hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững thông qua những giải pháp đồng bộ đã được áp dụng trên thực tế. Đặc biệt, các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật thu hút sự quan tâm với các ý tưởng đề xuất phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị, công nghệ tàu điện một ray; quy hoạch đô thị và khai thác mặt nước trong thiết kế cảnh quan đô thị; ý tưởng quy hoạch thành phố sinh thái đặc thù...
Điển hình như dự án bãi đậu xe và dịch vụ công cộng ngầm tại công viên Lê Văn Tám, Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty cổ phần Đầu tư kỹ thuật không gian ngầm (IUS) làm chủ đề tài được đánh giá rất thiết thực-nhất là trong bối cảnh đang khan hiếm bãi đỗ xe tại khu vực trung tâm đô thị...
Mục tiêu phát triển trước mắt là từng bước hình thành hệ thống đô thị Việt Nam có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường và phân bố hợp lý trên các vùng; trong đó, chú trọng phát triển cả đô thị miền núi và ven biển./.
Thu Hằng (TTXVN)