Ngày 24/5, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức kiểm tra công trình thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa trước mùa mưa lũ 2012.
Sau khi kiểm tra thực tế một số hạng mục công trình chính trong hệ thống, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy kết luận các công trình của hồ Dầu Tiếng-Phước Hòa vẫn bảo đảm an toàn khi hồ tích nước đến cao trình thiết kế +24,4 mét.
Tuy nhiên, để chủ động trong công tác phòng chống lụt bão và an toàn tuyệt đối cho hồ trong mùa mưa 2012, Ban Quản lý hồ cần khẩn trương sửa chữa một số hạng mục đang xuống cấp, sạt lỡ nghiêm trọng như: Sửa chữa hệ thống máng thu nước thấm qua thân đập chính; xử lý sạt lở 2 mái hạ lưu K5+700 kênh tiêu Phước Hội-Bến Đình; làm cỏ, vớt rong khơi thông dòng chảy trên lòng các kênh chính Đông, chính Tây, sửa chữa trạm quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn tại trạm đầu mối…
Ban Quản lý hồ cũng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Cảnh sát bảo vệ môi trường 2 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương thường xuyên kiểm tra, xử lý các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của hồ như: Nạn khai thác cát bừa bãi, không đúng quy định, xả nước thải, chất thải (từ các nhà máy chế biến sắn, cao su…) ra các sông, suối dẫn vào hồ nước nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân sử dụng nguồn nước hồ.
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa, nhờ các tiểu dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng từng bước được hoàn thành, các kênh chính Đông, chính Tây được nâng cấp, bêtông hóa lòng kênh nên năng lực tưới của hồ ngày càng được mở rộng. Đến nay, toàn hệ thống đã phục vụ tưới cho gần 100.000ha lúa và hoa màu cho 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Long An và phục vụ hàng triệu m3 nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm./.
Sau khi kiểm tra thực tế một số hạng mục công trình chính trong hệ thống, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thủy kết luận các công trình của hồ Dầu Tiếng-Phước Hòa vẫn bảo đảm an toàn khi hồ tích nước đến cao trình thiết kế +24,4 mét.
Tuy nhiên, để chủ động trong công tác phòng chống lụt bão và an toàn tuyệt đối cho hồ trong mùa mưa 2012, Ban Quản lý hồ cần khẩn trương sửa chữa một số hạng mục đang xuống cấp, sạt lỡ nghiêm trọng như: Sửa chữa hệ thống máng thu nước thấm qua thân đập chính; xử lý sạt lở 2 mái hạ lưu K5+700 kênh tiêu Phước Hội-Bến Đình; làm cỏ, vớt rong khơi thông dòng chảy trên lòng các kênh chính Đông, chính Tây, sửa chữa trạm quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn tại trạm đầu mối…
Ban Quản lý hồ cũng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Cảnh sát bảo vệ môi trường 2 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương thường xuyên kiểm tra, xử lý các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của hồ như: Nạn khai thác cát bừa bãi, không đúng quy định, xả nước thải, chất thải (từ các nhà máy chế biến sắn, cao su…) ra các sông, suối dẫn vào hồ nước nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân sử dụng nguồn nước hồ.
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa, nhờ các tiểu dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng từng bước được hoàn thành, các kênh chính Đông, chính Tây được nâng cấp, bêtông hóa lòng kênh nên năng lực tưới của hồ ngày càng được mở rộng. Đến nay, toàn hệ thống đã phục vụ tưới cho gần 100.000ha lúa và hoa màu cho 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Long An và phục vụ hàng triệu m3 nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm./.
Lê Đức Hoảnh (TTXVN)