Vốn được biết đến là một làng nghề truyền thống về làm đèn Trung thu, song làng Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định còn được biết đến là một làng nghề làm hoa vải lụa có tiếng.
Nơi đây, mỗi dịp Tết đến Xuân về, các loại hoa lại đua nhau khoe sắc rộn ràng dưới đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện của các nghệ nhân, cùng với kỹ thuật truyền thống của một làng nghề đã có từ rất lâu đời.
Sau rằm tháng Tám, khi Tết Trung thu kết thúc cũng là lúc người dân Báo Đáp tạm gác công việc làm đèn ông sao để chuyển sang làm hoa vải lụa phục vụ Tết. Nghề làm hoa vải lụa ở Báo Đáp đã có từ lâu đời. Hoa vải lụa được làm từ chất liệu là vải lụa mềm. Cùng với nghề làm đèn ông sao, nghề làm hoa vải lụa đã trở thành một trong hai nghề truyền thống của làng.
Đến làng Báo Đáp vào những ngày cuối năm mới thấy hết được không khí nhộn nhịp, ngập tràn màu sắc của những loại hoa và cảm nhận được hương vị ngày Tết như đã đến rất gần.
Làng Báo Đáp hiện có 10 xóm, mỗi xóm có từ 100-150 hộ gia đình. Trong làng có tới 9 xóm làm hoa vải lụa và đèn Trung thu. Nghề làm đèn Trung thu trong xóm còn có gia đình làm, gia đình không, nhưng nghề làm hoa lụa gần như 100% hộ gia đình đều làm với quy mô rất lớn, bởi lẽ sản phẩm được tiêu thụ rất nhanh và có thể tiêu thụ quanh năm.
Từ đầu tháng 12 Âm lịch, không khí Báo Đáp đã bắt đầu rộn ràng và nhộn nhịp hẳn lên. Các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất tất bật, khẩn trương chuẩn bị hàng phục vụ nhu cầu của người mua dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Anh Đỗ Văn Nhất ở Hà Nội, khách hàng tới mua hoa cho biết từ đầu tháng, mặt hàng hoa vải lụa đã bắt đầu được tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên phải từ 20 Âm lịch trở đi sức mua mới bắt đầu tăng mạnh.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, chủ cơ sở sản xuất Minh Tùng cũng chia sẻ: năm nay mẫu mã, chủng loại các loại hoa có sự thay đổi, đa dạng hơn năm ngoái rất nhiều. Gia đình tôi hiện sản xuất trên 20 loại hoa vải lụa với nhiều kiểu dáng, từ cây hoa, cành hoa, hoa dây trang trí đến hoa cài ngực, phong phủ đủ loại như hoa ly, hoa phù dung, hoa đào, hoa mai, hoa lan, hoa cúc, hoa súng, hoa hồng đào... Tính đến thời điểm hiện tại, sức mua có cao hơn năm trước và dự kiến sau Tết ông Công ông Táo sẽ tăng mạnh.
Đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kiểu dáng, song theo chủ các cơ sở kinh doanh ở đây thì mai, đào vẫn là hai loại hoa bán chạy nhất trong dịp Tết và được khách hàng hết sức ưa chuộng cả loại cây hoa và cành hoa.
Anh Nguyễn Văn Trưởng, chủ cơ sở sản xuất Ngọc Dũng cho biết năm ngoái cơ sở của tôi tiêu thụ được 20.000-30.000 cành đào, mai. Đây là loại hoa được tiêu thụ nhiều nhất vào dịp Tết. Năm nay tới thời điểm hiện tại chúng tôi đã tiêu thụ được khoảng gần 10.000 cành.
Nói về lý do những năm gần đây hoa vải lụa rất được ưa chuộng đặc biệt là trong dịp Tết, chị Nguyễn Đông Dương, người làm hoa vải lụa ở Báo Đáp chia sẻ: chính vì đáp ứng được những yêu cầu về độ thẩm mỹ do màu sắc không thua kém gì hoa thật, thời gian sử dụng lâu dài, giá cả hợp lý, vừa túi tiền của đại đa số người dân mà những năm gần đây hoa vải lụa đã được rất nhiều người lựa chọn mua về để trang trí nhà cửa nhất là trong dịp Tết.
Hoa vải lụa Báo Đáp được tiêu thụ ở khắp mọi nơi trên đất nước, chủ yếu là từ Sài Gòn trở ra và Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất./.
Nơi đây, mỗi dịp Tết đến Xuân về, các loại hoa lại đua nhau khoe sắc rộn ràng dưới đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện của các nghệ nhân, cùng với kỹ thuật truyền thống của một làng nghề đã có từ rất lâu đời.
Sau rằm tháng Tám, khi Tết Trung thu kết thúc cũng là lúc người dân Báo Đáp tạm gác công việc làm đèn ông sao để chuyển sang làm hoa vải lụa phục vụ Tết. Nghề làm hoa vải lụa ở Báo Đáp đã có từ lâu đời. Hoa vải lụa được làm từ chất liệu là vải lụa mềm. Cùng với nghề làm đèn ông sao, nghề làm hoa vải lụa đã trở thành một trong hai nghề truyền thống của làng.
Đến làng Báo Đáp vào những ngày cuối năm mới thấy hết được không khí nhộn nhịp, ngập tràn màu sắc của những loại hoa và cảm nhận được hương vị ngày Tết như đã đến rất gần.
Làng Báo Đáp hiện có 10 xóm, mỗi xóm có từ 100-150 hộ gia đình. Trong làng có tới 9 xóm làm hoa vải lụa và đèn Trung thu. Nghề làm đèn Trung thu trong xóm còn có gia đình làm, gia đình không, nhưng nghề làm hoa lụa gần như 100% hộ gia đình đều làm với quy mô rất lớn, bởi lẽ sản phẩm được tiêu thụ rất nhanh và có thể tiêu thụ quanh năm.
Từ đầu tháng 12 Âm lịch, không khí Báo Đáp đã bắt đầu rộn ràng và nhộn nhịp hẳn lên. Các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất tất bật, khẩn trương chuẩn bị hàng phục vụ nhu cầu của người mua dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Anh Đỗ Văn Nhất ở Hà Nội, khách hàng tới mua hoa cho biết từ đầu tháng, mặt hàng hoa vải lụa đã bắt đầu được tiêu thụ nhiều. Tuy nhiên phải từ 20 Âm lịch trở đi sức mua mới bắt đầu tăng mạnh.
Anh Nguyễn Thanh Tùng, chủ cơ sở sản xuất Minh Tùng cũng chia sẻ: năm nay mẫu mã, chủng loại các loại hoa có sự thay đổi, đa dạng hơn năm ngoái rất nhiều. Gia đình tôi hiện sản xuất trên 20 loại hoa vải lụa với nhiều kiểu dáng, từ cây hoa, cành hoa, hoa dây trang trí đến hoa cài ngực, phong phủ đủ loại như hoa ly, hoa phù dung, hoa đào, hoa mai, hoa lan, hoa cúc, hoa súng, hoa hồng đào... Tính đến thời điểm hiện tại, sức mua có cao hơn năm trước và dự kiến sau Tết ông Công ông Táo sẽ tăng mạnh.
Đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kiểu dáng, song theo chủ các cơ sở kinh doanh ở đây thì mai, đào vẫn là hai loại hoa bán chạy nhất trong dịp Tết và được khách hàng hết sức ưa chuộng cả loại cây hoa và cành hoa.
Anh Nguyễn Văn Trưởng, chủ cơ sở sản xuất Ngọc Dũng cho biết năm ngoái cơ sở của tôi tiêu thụ được 20.000-30.000 cành đào, mai. Đây là loại hoa được tiêu thụ nhiều nhất vào dịp Tết. Năm nay tới thời điểm hiện tại chúng tôi đã tiêu thụ được khoảng gần 10.000 cành.
Nói về lý do những năm gần đây hoa vải lụa rất được ưa chuộng đặc biệt là trong dịp Tết, chị Nguyễn Đông Dương, người làm hoa vải lụa ở Báo Đáp chia sẻ: chính vì đáp ứng được những yêu cầu về độ thẩm mỹ do màu sắc không thua kém gì hoa thật, thời gian sử dụng lâu dài, giá cả hợp lý, vừa túi tiền của đại đa số người dân mà những năm gần đây hoa vải lụa đã được rất nhiều người lựa chọn mua về để trang trí nhà cửa nhất là trong dịp Tết.
Hoa vải lụa Báo Đáp được tiêu thụ ở khắp mọi nơi trên đất nước, chủ yếu là từ Sài Gòn trở ra và Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất./.
Thùy Dung (TTXVN/Vietnam+)