Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa thông báo đã phát hiện ra bộ xương hóa thạch khủng long lớn nhất thuộc kỷ Jura ở nước này.
Giáo sư Sun Ge, phó Chủ tịch Hội nghiên cứu sinh vật cổ Trung Quốc và cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu có khám phá trên nêu rõ, bộ xương hóa thạch được khai quật ở khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc nói trên cho thấy con khủng long này là loài thằn lằn ăn cỏ (herbivorous sauropod), dài 35m và nặng khoảng 30 tấn.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở huyện Shanshan nơi hóa thạch được tìm thấy, ông Sun Ge cho biết bộ hóa thạch này nằm trong vỉa đá vào giữa kỷ Jura khoảng 165 triệu năm trước.
Trước phát hiện này, bộ xương hóa thạch khủng long thuộc kỷ Jura lớn nhất được phát hiện ở Trung Quốc dài chưa đến 30m.
Các nhà cổ sinh vật học đang tiếp tục khai quật hóa thạch này với hy vọng có thể đào được một bộ xương hoàn chỉnh.
Nhóm của ông Sun Ge cũng tìm được một chiếc răng hóa thạch dường như là của một con Carnosaur cách không xa bộ xương hóa thạch của con thằn lằn khổng lồ nói trên./.
Giáo sư Sun Ge, phó Chủ tịch Hội nghiên cứu sinh vật cổ Trung Quốc và cũng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu có khám phá trên nêu rõ, bộ xương hóa thạch được khai quật ở khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc nói trên cho thấy con khủng long này là loài thằn lằn ăn cỏ (herbivorous sauropod), dài 35m và nặng khoảng 30 tấn.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở huyện Shanshan nơi hóa thạch được tìm thấy, ông Sun Ge cho biết bộ hóa thạch này nằm trong vỉa đá vào giữa kỷ Jura khoảng 165 triệu năm trước.
Trước phát hiện này, bộ xương hóa thạch khủng long thuộc kỷ Jura lớn nhất được phát hiện ở Trung Quốc dài chưa đến 30m.
Các nhà cổ sinh vật học đang tiếp tục khai quật hóa thạch này với hy vọng có thể đào được một bộ xương hoàn chỉnh.
Nhóm của ông Sun Ge cũng tìm được một chiếc răng hóa thạch dường như là của một con Carnosaur cách không xa bộ xương hóa thạch của con thằn lằn khổng lồ nói trên./.
Huy Lê (Vietnam+)