Việc chôn cất xác cá voi nặng trên 10 tấn trôi dạt vào bờ biển Nam Định đã được hoàn thành vào đêm 9/3.
Hiện con cá trên đã được chôn cách nơi cá mắc chừng 30m, vào phía trong của đê.
Ủy ban Nhân dân xã Bạch Long đã huy động lực lượng thanh niên, dân quân, an ninh toàn xã tham gia vào việc chôn cất cá.
Hai chiếc xe cẩu lớn tổng trọng tải 20 tấn đã được sử dụng để nâng bổng toàn bộ thân cá qua triền đê tới khu vực chôn.
Trước đó, một hố chôn dài 15m, sâu 3m được đào sẵn; các hoạt động đảm bảo môi trường, phòng chống ô nhiễm quanh khu vực chôn cất cũng được thực hiện.
Ngày 10/3, ông Nguyễn Hồng Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bạch Long, đơn vị trực tiếp chôn lấp xác cá voi cho biết trong quá trình chôn lấp phát hiện một vết thương lớn ở vùng bụng cá, làm mất một mảng thịt lớn.
Đây có thể là nguyên nhân khiến cá đuối sức và chết ở ngoài biển. Còn phần xương hàm, vây cá bị sụt và mất là do bị phân hủy vì cá chết đã khá lâu. Xác cá dạt vào bờ biển do tác động của dòng hải lưu và gió nồm Nam.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, đây là loài cá voi trắng thuộc loại quí hiếm, có khả năng đã bị săn bắt trên vùng biển Thái Bình Dương.
Cách đây hơn 40 năm, có một con cá voi dài tới 25m đã dạt vào bờ biển Hải Hậu.
Hiện bộ xương khổng lồ này được lưu giữ tại Viện Hải dương học Nha Trang./.
Hiện con cá trên đã được chôn cách nơi cá mắc chừng 30m, vào phía trong của đê.
Ủy ban Nhân dân xã Bạch Long đã huy động lực lượng thanh niên, dân quân, an ninh toàn xã tham gia vào việc chôn cất cá.
Hai chiếc xe cẩu lớn tổng trọng tải 20 tấn đã được sử dụng để nâng bổng toàn bộ thân cá qua triền đê tới khu vực chôn.
Trước đó, một hố chôn dài 15m, sâu 3m được đào sẵn; các hoạt động đảm bảo môi trường, phòng chống ô nhiễm quanh khu vực chôn cất cũng được thực hiện.
Ngày 10/3, ông Nguyễn Hồng Khang, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bạch Long, đơn vị trực tiếp chôn lấp xác cá voi cho biết trong quá trình chôn lấp phát hiện một vết thương lớn ở vùng bụng cá, làm mất một mảng thịt lớn.
Đây có thể là nguyên nhân khiến cá đuối sức và chết ở ngoài biển. Còn phần xương hàm, vây cá bị sụt và mất là do bị phân hủy vì cá chết đã khá lâu. Xác cá dạt vào bờ biển do tác động của dòng hải lưu và gió nồm Nam.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định, đây là loài cá voi trắng thuộc loại quí hiếm, có khả năng đã bị săn bắt trên vùng biển Thái Bình Dương.
Cách đây hơn 40 năm, có một con cá voi dài tới 25m đã dạt vào bờ biển Hải Hậu.
Hiện bộ xương khổng lồ này được lưu giữ tại Viện Hải dương học Nha Trang./.
Mỹ Bình (Vietnam+)