Vừa qua, các chuyên gia ở Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… đã tham gia khóa học về quản trị hệ thống thoát nước cũng như việc xử lý nước thải tại thành phố Kitakyushu của đất nước Mặt Trời mọc.
Sở dĩ Kitakyushu được lựa chọn làm điểm đến cho các học viên Việt Nam bởi nơi đây đang được xây dựng để trở thành thành phố điển hình về môi trường.
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, Kitakyushu từng bị ô nhiễm rất nặng nề. Khi đó, các nhà máy tại đây bốc ra khói bảy màu độc hại, nước biển ô nhiễm làm cá chết, nước sông đen ngòm như nước cống…
Tuy nhiên, hiện nay Kitakyushu đã trở thành một thành phố sạch với những dòng sông trong xanh, khói đen không còn bốc lên từ các nhà máy công nghiệp.
Tại khóa học dành riêng cho các chuyên gia Việt Nam, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), các học viên đã được thị sát Trung tâm môi trường nước, cách quy hoạch hệ thống thoát nước của Kitakyushu, cách bảo trì cơ sở thoát nước và cống ngầm.
Họ cũng được giới thiệu về các hoạt động thoát nước và hệ thống sông ngòi của thành phố Kitakyushu, cách sử dụng hiệu quả bùn cặn sau khi xử lý nước thải.
Ông Đỗ Trường Chinh – Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hải Phòng, một học viên tại khóa đào tạo của JICA, rất bất ngờ khi được chứng kiến sự thay đổi của Kitakyushu - nơi được cho là có nhiều điểm tương đồng so với thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam.
"Hải Phòng là thành phố công nghiệp và đang đối mặt với vấn đề xử lý nước thải, một bài toán mà Kitakyushu đã có lời giải khá hiệu quả,” ông Chinh nói.
Trước đó, trong khảo sát “Các cách tiếp cận để lên kế hoạch một cách có hệ thống cho các dự án phát triển: Ô nhiễm nước” thực hiện tại Việt Nam, các chuyên gia Nhật Bản đã gợi ý hai hướng tiếp cận với vấn đề xử lý nước. Một là phát triển năng lực của tất cả các đối tượng tham gia bảo tồn nước và quản lý ô nhiễm. Hai là phát triển công nghệ xử lý nước thải theo nguồn nước.
JICA cũng đã giúp Viện Công nghệ môi trường (IET) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) thực hiện dự án “Nâng cao năng lực của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước - Giai đoạn 2” từ tháng 11/2007 đến tháng 12/2011, để giúp VAST nâng cao năng lực quan trắc và kiểm soát môi trường nước về mặt khoa học và công nghệ, trong đó có vấn đề xử lý nước thải.
Hiện chỉ có 6 trên tổng số hơn 750 đô thị của Việt Nam có trạm xử lý nước thải. 13 trạm xử lý nước thải, với tổng công suất gần 300.000m3/ngày đêm tại các đô thị mới đang xử lý được khoảng 10% lượng nước thải, ông Nguyễn Minh Đức - Phó phòng cấp thoát nước, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết./.
Sở dĩ Kitakyushu được lựa chọn làm điểm đến cho các học viên Việt Nam bởi nơi đây đang được xây dựng để trở thành thành phố điển hình về môi trường.
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, Kitakyushu từng bị ô nhiễm rất nặng nề. Khi đó, các nhà máy tại đây bốc ra khói bảy màu độc hại, nước biển ô nhiễm làm cá chết, nước sông đen ngòm như nước cống…
Tuy nhiên, hiện nay Kitakyushu đã trở thành một thành phố sạch với những dòng sông trong xanh, khói đen không còn bốc lên từ các nhà máy công nghiệp.
Tại khóa học dành riêng cho các chuyên gia Việt Nam, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), các học viên đã được thị sát Trung tâm môi trường nước, cách quy hoạch hệ thống thoát nước của Kitakyushu, cách bảo trì cơ sở thoát nước và cống ngầm.
Họ cũng được giới thiệu về các hoạt động thoát nước và hệ thống sông ngòi của thành phố Kitakyushu, cách sử dụng hiệu quả bùn cặn sau khi xử lý nước thải.
Ông Đỗ Trường Chinh – Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nước Hải Phòng, một học viên tại khóa đào tạo của JICA, rất bất ngờ khi được chứng kiến sự thay đổi của Kitakyushu - nơi được cho là có nhiều điểm tương đồng so với thành phố cảng Hải Phòng của Việt Nam.
"Hải Phòng là thành phố công nghiệp và đang đối mặt với vấn đề xử lý nước thải, một bài toán mà Kitakyushu đã có lời giải khá hiệu quả,” ông Chinh nói.
Trước đó, trong khảo sát “Các cách tiếp cận để lên kế hoạch một cách có hệ thống cho các dự án phát triển: Ô nhiễm nước” thực hiện tại Việt Nam, các chuyên gia Nhật Bản đã gợi ý hai hướng tiếp cận với vấn đề xử lý nước. Một là phát triển năng lực của tất cả các đối tượng tham gia bảo tồn nước và quản lý ô nhiễm. Hai là phát triển công nghệ xử lý nước thải theo nguồn nước.
JICA cũng đã giúp Viện Công nghệ môi trường (IET) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) thực hiện dự án “Nâng cao năng lực của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước - Giai đoạn 2” từ tháng 11/2007 đến tháng 12/2011, để giúp VAST nâng cao năng lực quan trắc và kiểm soát môi trường nước về mặt khoa học và công nghệ, trong đó có vấn đề xử lý nước thải.
Hiện chỉ có 6 trên tổng số hơn 750 đô thị của Việt Nam có trạm xử lý nước thải. 13 trạm xử lý nước thải, với tổng công suất gần 300.000m3/ngày đêm tại các đô thị mới đang xử lý được khoảng 10% lượng nước thải, ông Nguyễn Minh Đức - Phó phòng cấp thoát nước, Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng cho biết./.
Nguyệt Ánh (Vietnam+)