Lượng đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học mầm non phục vụ năm học 2010-2011 của tỉnh Hà Tĩnh chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu. Tỷ lệ này của tỉnh Phú Thọ cũng chỉ ở mức khiêm tốn 11,3%, của tỉnh Bình Định là 17,2%, của Hòa Bình là 20%...
Những con số này vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 1/4/2011, tại Hội nghị triển khai công tác đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học giáo dục mầm non do Bộ này tổ chức ở Hà Nội.
Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hụt này được các đại biểu đưa ra vẫn là do thiếu kinh phí.
Theo ông Phạm Ngọc Phương, Phó cục trưởng Cục Cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguồn kinh phí lấy để mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được huy động từ bốn nguồn là kinh phí chi thường xuyên là nguồn sự nghiệp giáo dục, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, quỹ học phí và các nguồn khác (dự án, tài trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức…)
Thế nhưng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên ông Bùi Đức Cường cho biết nguồn kinh phí chi thường xuyên từ sự nghiệp giáo dục rất ít, vì có tới 80% khoản tiền này dùng để chi trả cho lương giáo viên, 20% còn lại dành cho tất cả những chi phí khác. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia thì không quy định cụ thể mức dành cho giáo dục mầm non. Nguồn thu từ học phí và từ các nguồn xã hội hóa khác chỉ có ở các khu vực thành thị, đời sống người dân cao, còn khu vực nông thôn, miền núi thì rất khó khăn.
Đây cũng là ý kiến của lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo nhiều tỉnh khác như Hà Giang, Quảng Ninh, Nam Định…
Trả lời những băn khoăn này, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, nguồn ngân sách chi cho mua sắm thiết bị giáo dục mầm non đã có trong nhiều chương trình như Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non…
Vì thế, lãnh đạo các sở cần có sự linh hoạt, năng động để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí đầu tư cho thiết bị giáo dục mầm non hiện nay./.
Những con số này vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố sáng nay, ngày 1/4/2011, tại Hội nghị triển khai công tác đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học giáo dục mầm non do Bộ này tổ chức ở Hà Nội.
Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hụt này được các đại biểu đưa ra vẫn là do thiếu kinh phí.
Theo ông Phạm Ngọc Phương, Phó cục trưởng Cục Cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguồn kinh phí lấy để mua sắm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được huy động từ bốn nguồn là kinh phí chi thường xuyên là nguồn sự nghiệp giáo dục, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, quỹ học phí và các nguồn khác (dự án, tài trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức…)
Thế nhưng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên ông Bùi Đức Cường cho biết nguồn kinh phí chi thường xuyên từ sự nghiệp giáo dục rất ít, vì có tới 80% khoản tiền này dùng để chi trả cho lương giáo viên, 20% còn lại dành cho tất cả những chi phí khác. Vốn chương trình mục tiêu quốc gia thì không quy định cụ thể mức dành cho giáo dục mầm non. Nguồn thu từ học phí và từ các nguồn xã hội hóa khác chỉ có ở các khu vực thành thị, đời sống người dân cao, còn khu vực nông thôn, miền núi thì rất khó khăn.
Đây cũng là ý kiến của lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo nhiều tỉnh khác như Hà Giang, Quảng Ninh, Nam Định…
Trả lời những băn khoăn này, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, nguồn ngân sách chi cho mua sắm thiết bị giáo dục mầm non đã có trong nhiều chương trình như Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non…
Vì thế, lãnh đạo các sở cần có sự linh hoạt, năng động để khắc phục tình trạng thiếu kinh phí đầu tư cho thiết bị giáo dục mầm non hiện nay./.
Phạm Mai (Vietnam+)