Ngày 29/5, Hội chợ rượu vang và rượu mạnh lớn nhất châu Á, Vinexpo Asia-Pacific, đã được khai trương tại Hong Kong, mang tới cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, từ Pháp tới Argentina, cơ hội tìm kiếm thị phần tại thị trường Trung Quốc đầy hứa hẹn.
Các nhà tổ chức hội chợ rượu vang-rượu mạnh dài ba ngày này kỳ vọng nhu cầu rượu vang nhập khẩu sẽ tăng lên, nhằm chống lại các tác động từ việc nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tăng trưởng từ 9,2% hồi năm 2011 xuống 7,5% trong năm nay.
Sự giảm giá sâu của các loại rượu vang Bordeaux danh giá nhất, thuộc loại có thể đầu tư được, hồi năm ngoái đã làm tăng phỏng đoán bong bóng rượu vang đã vỡ. Song nó cũng mở ra cơ hội cho các loại rượu vang tầm trung vươn lên.
"Nếu nền kinh tế giảm tốc, người ta sẽ không uống ít rượu hơn mà chuyển sang uống loại rượu rẻ hơn." Giám đốc điều hành Vinexpo Robert Beynat nói với AFP.
Theo Vinexpo, Trung Quốc là nước tiêu thụ rượu mạnh lớn nhất thế giới, với 995 triệu thùng được tiêu thụ trong năm 2010, tức gần gấp đôi lượng tiêu thụ của năm 2006.
Người Trung Quốc đại lục tiêu thụ trung bình 1,3 lít rượu vang mỗi năm, so với con số 2,4 lít ở Nhật Bản và 50 lít ở Pháp.
"Trên góc độ lượng tiêu thụ ở châu Á, tăng trưởng đã đạt mức 100% trong 5 năm qua. Khi nhìn vào mức độ tiêu thụ trên đầu người, bạn sẽ thấy một tương lai rất tươi sáng," Beynat nói.
Rượu vang Pháp chiếm 45% lượng giá trị rượu vang nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng các sản phẩm khác tới từ Italy và những vùng đất khác như Australia, New Zealand cũng đang có thị phần của riêng họ.
Khoảng 1.000 công ty sẽ trưng bày sản phẩm của họ tại Vinexpo, nằm ở trung tâm hội nghị Hong Kong.
Thomas Jullien, đại diện của Hội đồng rượu vang Bordeaux ở châu Á nói rằng các nhà sản xuất từ vùng Bordeaux sẽ có sự hiện diện mạnh nhất.
"Sau sáu năm tăng trưởng mạnh, thị trường rượu vang Trung Quốc đã củng cố vững chắc vị trí của mình trong vai trò thị trường xuất khẩu chủ lực của rượu vang Bordeaux," ông nói, đồng thời cho biết rằng người tiêu dùng Trung Quốc đại lục đã mua 58 triệu chai vang Bordeaux, trị giá 334 triệu euro (420 triệu USD) hồi năm ngoái, tăng 91% so với một năm trước.
Đông đảo các nhà sản xuất rượu vang Australia và New Zealand cũng sẽ xuất hiện tại Vinexpo năm nay.
Giám đốc Wine Australia ở châu Á, Lucy Anderson nói: "Châu Á sẽ tiếp tục là khu vực nổi bật thu hút sự chú ý của các nhà làm rượu vang Australia, hiện đã chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị xuất khẩu rượu vang toàn cầu."
Trung Quốc và Hong Kong là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của rượu vang Australia, tính trên mặt giá trị. Tổng lượng rượu vang xuất tới đây đã đạt mức 268 triệu AUD (262 triệu USD).
Rượu vang xuất khẩu Australia có giá hơn 10 AUD/chai khi bán ở Trung Quốc đại lục và lượng tiêu thụ đã tăng 62% trong 12 tháng qua, đạt mức 3,65 triệu lít./.
Các nhà tổ chức hội chợ rượu vang-rượu mạnh dài ba ngày này kỳ vọng nhu cầu rượu vang nhập khẩu sẽ tăng lên, nhằm chống lại các tác động từ việc nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tăng trưởng từ 9,2% hồi năm 2011 xuống 7,5% trong năm nay.
Sự giảm giá sâu của các loại rượu vang Bordeaux danh giá nhất, thuộc loại có thể đầu tư được, hồi năm ngoái đã làm tăng phỏng đoán bong bóng rượu vang đã vỡ. Song nó cũng mở ra cơ hội cho các loại rượu vang tầm trung vươn lên.
"Nếu nền kinh tế giảm tốc, người ta sẽ không uống ít rượu hơn mà chuyển sang uống loại rượu rẻ hơn." Giám đốc điều hành Vinexpo Robert Beynat nói với AFP.
Theo Vinexpo, Trung Quốc là nước tiêu thụ rượu mạnh lớn nhất thế giới, với 995 triệu thùng được tiêu thụ trong năm 2010, tức gần gấp đôi lượng tiêu thụ của năm 2006.
Người Trung Quốc đại lục tiêu thụ trung bình 1,3 lít rượu vang mỗi năm, so với con số 2,4 lít ở Nhật Bản và 50 lít ở Pháp.
"Trên góc độ lượng tiêu thụ ở châu Á, tăng trưởng đã đạt mức 100% trong 5 năm qua. Khi nhìn vào mức độ tiêu thụ trên đầu người, bạn sẽ thấy một tương lai rất tươi sáng," Beynat nói.
Rượu vang Pháp chiếm 45% lượng giá trị rượu vang nhập khẩu vào Trung Quốc, nhưng các sản phẩm khác tới từ Italy và những vùng đất khác như Australia, New Zealand cũng đang có thị phần của riêng họ.
Khoảng 1.000 công ty sẽ trưng bày sản phẩm của họ tại Vinexpo, nằm ở trung tâm hội nghị Hong Kong.
Thomas Jullien, đại diện của Hội đồng rượu vang Bordeaux ở châu Á nói rằng các nhà sản xuất từ vùng Bordeaux sẽ có sự hiện diện mạnh nhất.
"Sau sáu năm tăng trưởng mạnh, thị trường rượu vang Trung Quốc đã củng cố vững chắc vị trí của mình trong vai trò thị trường xuất khẩu chủ lực của rượu vang Bordeaux," ông nói, đồng thời cho biết rằng người tiêu dùng Trung Quốc đại lục đã mua 58 triệu chai vang Bordeaux, trị giá 334 triệu euro (420 triệu USD) hồi năm ngoái, tăng 91% so với một năm trước.
Đông đảo các nhà sản xuất rượu vang Australia và New Zealand cũng sẽ xuất hiện tại Vinexpo năm nay.
Giám đốc Wine Australia ở châu Á, Lucy Anderson nói: "Châu Á sẽ tiếp tục là khu vực nổi bật thu hút sự chú ý của các nhà làm rượu vang Australia, hiện đã chiếm xấp xỉ 20% tổng giá trị xuất khẩu rượu vang toàn cầu."
Trung Quốc và Hong Kong là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của rượu vang Australia, tính trên mặt giá trị. Tổng lượng rượu vang xuất tới đây đã đạt mức 268 triệu AUD (262 triệu USD).
Rượu vang xuất khẩu Australia có giá hơn 10 AUD/chai khi bán ở Trung Quốc đại lục và lượng tiêu thụ đã tăng 62% trong 12 tháng qua, đạt mức 3,65 triệu lít./.
Linh Vũ (Vietnam+)