Hỏi đáp COVID-19: Những ai nên tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19

Bộ Y tế cho phép tiêm liều bổ sung cho người đã tiêm đủ liều cơ bản, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch...

Hỏi: Ngày 17/12 vừa qua, Bộ Y tế đã cho phép tiêm liều vaccine thứ ba, với điều kiện cách mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng. Vậy những đối tượng nào nên tiêm liều tăng cường COVID-19 sớm nhất có thể?

Trả lời: Theo hướng dẫn mới nhất, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, những người đã hoàn thành liều cơ bản sẽ được tiêm thêm liều bổ sung hoặc liều nhắc lại. Trong đó, liều cơ bản là liều vaccine được tiêm theo liệu trình quy định của nhà sản xuất. Việt Nam hiện nay đang sử dụng chủ yếu là các loại vaccine liệu trình hai liều, thường gọi là mũi một và mũi hai. Liều bổ sung là liều tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Liều nhắc lại, còn gọi là liều tăng cường, sẽ được tiêm sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng.

Bộ Y tế cho phép tiêm liều bổ sung cho người đã tiêm đủ liều cơ bản, có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng...; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V. 

1Loại vaccine được dùng để tiêm bổ sung sẽ cùng loại với liều cơ bản hoặc là vaccine công nghệ mRNA. Người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục