Được tổ chức lần thứ 4 kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) diễn ra tại Canada trong hai ngày 26-27/6 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận.
Sau giai đoạn "bĩ cực," các nền kinh tế đang dần phục hồi, nhưng với tốc độ và mức độ tăng trưởng khác nhau khiến các mục tiêu đề ra nhiều khi không "cùng chung chí hướng."
Trong bối cảnh đó, những sự kiện chưa từng diễn ra, những cái "lần đầu tiên" liên quan tới Hội nghị G-20 lần này đang tạo ra một hy vọng rằng hội nghị sẽ lần đầu tiên thành công hơn mong đợi.
Hội nghị G-20 ở Toronto diễn ra trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những khác biệt trong quan điểm giữa các nền kinh tế.
Điều đó cũng dễ hiểu bởi mỗi nền kinh tế có khả năng đối phó với khủng hoảng và có tốc độ tăng trưởng khác nhau, do đó họ phải tự điều chỉnh chính sách và mục tiêu cho phù hợp. Song, sự khác biệt đó đang lớn đến nỗi đã có những hành động “theo cách riêng” khiến dư luận ngờ rằng lần đầu tiên kể từ hội nghị lần thứ nhất năm 2008, G-20 đang mất đi sự đoàn kết.
Trong ba hội nghị G-20 trước đó (lần đầu tháng 11/2008 tại Mỹ, lần hai tháng 4/2009 tại Anh, lần ba tháng 9/2009 tại Mỹ), dư luận đánh giá G-20 là một thể thống nhất do buộc phải chung sức đối phó với “bão” tài chính. Còn lần này, khi đa phần các nền kinh tế đang hồi phục, người ta nhận ra đã có những ngoại lệ. Nếu trước đây chưa từng có chuyện lãnh đạo một nước viết thư đề nghị này nọ trước thềm hội nghị thì nay ở Toronto điều này đã xảy ra.
Đó là bức thư của Tổng thống Mỹ Barack Obama gửi lãnh đạo nhóm G-20 được công bố ngày 18/6, trong đó đề nghị thực hiện một tỷ giá hối đoái linh hoạt (ám chỉ Trung Quốc), kêu gọi các nước không ngừng các chương trình kích thích kinh tế quá sớm (ám chỉ kế hoạch chấn chỉnh tài khóa của Đức).
Hành động này của ông Obama đã bị các nước phản đối vì cho rằng ông không thể định hướng chính sách phát triển cho nước khác.
Có thể thấy chưa bao giờ giữa Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các nền kinh tế mới nổi lại tồn tại sự khác biệt đến như vậy trong định hướng phát triển kinh tế.
Mỹ cho rằng mục tiêu cao nhất của hội nghị G-20 là duy trì sự phục hồi, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng và hối thúc các nước không quá vội vàng cắt giảm chi tiêu do hành động này có thể làm chệch hướng đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở châu Âu, cắt giảm chi tiêu, tức cắt giảm ngân sách lại là một trong những biện pháp cần thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang có nguy cơ lan rộng. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi cũng có hướng đi riêng để ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng quá nóng và hình thành "bong bóng" đang hiện hữu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Mục tiêu của các nước này là kiểm soát lạm phát và dần chấm dứt các biện pháp cứu trợ.
Và lần đầu tiên lãnh đạo các chính phủ ở châu Âu đã hành động theo cách riêng của họ mà không chờ hội nghị quyết định. Đơn cử như vấn đề đánh thuế ngân hàng. Bất chấp sự phản đối của các nước như Canada, Nhật Bản..., Đức, Pháp và Anh đã tự công bố các kế hoạch áp thuế ngân hàng ngay trước thềm hội nghị nhằm đáp ứng các phí tổn của cuộc khủng hoảng tài chính.
Ba nền kinh tế lớn nhất châu Âu này hiểu rằng hai ngày hội nghị chẳng thể làm thay đổi quan điểm của các nước khác, vì vậy, họ cần đi trước một bước.
Tuy nhiên, có không ít tín hiệu tích cực khiến dư luận chờ đợi một Hội nghị G-20 ở Toronto thành công hơn mong đợi. Nếu trước đây, vấn đề Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ là nỗi trăn trở dự kiến phải đem ra mổ xẻ tại hội nghị thì giờ đây nó đã được giải quyết.
Không lâu sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, tỷ giá đồng tiền này đã được xác lập ở mức cao hơn, tăng khoảng 0,43%, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2005.
Vậy là sự bất bình đối với việc Trung Quốc định giá thấp hơn tới 40% giá trị thực (như cáo buộc của Mỹ) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh đã được hạ nhiệt. G-20 có thể tập trung bàn thảo các vấn đề khác thay vì vấn đề đồng Nhân dân tệ.
Tiếp đó là tuyên bố "dàn hòa" với châu Âu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner khi ông này nói rằng sự phục hồi kinh tế phải dành ưu tiên cho cắt giảm thâm hụt ngân sách, nhưng cũng không được gây ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn.
Đây được coi là sự thừa nhận mục tiêu không cắt giảm chi tiêu chỉ phù hợp với Mỹ chứ không phải châu Âu. Lần đầu tiên những tuyên bố trái chiều giữa Mỹ và EU trước thềm hội nghị đã được thỏa hiệp, chứng tỏ thiện chí của các bên mong muốn hội nghị sẽ thành công.
Cũng là lần đầu tiên, Hội nghị cấp cao G-20 có thêm luồng gió mới. Với tư cách đại diện của Việt Nam và Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G-20 và xây dựng cơ chế quản trị phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Phái đoàn của ASEAN, bao gồm cả Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, tới Toronto với niềm tin rằng đây là một dấu hiệu nữa về sự công nhận của cộng đồng thế giới đối với tiềm năng và sự thành công của ASEAN trong vị thế là một tổ chức khu vực. Vì vậy, nhiều nước và tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)..., đã đặt hoàn toàn niềm tin vào sứ mệnh của Việt Nam trong hội nghị lần này.
Có thể G-20 chưa bao giờ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay, nhưng chắc chắn nhóm này đang có cơ hội “nghìn năm có một” để định hình lại và cải thiện các mối quan hệ. Khi các nền kinh tế đang cố gắng điều chỉnh để phát triển, mọi sự “Lần đầu tiên” đều có thể xảy ra và chỉ mang đến hy vọng thành công nếu các bên đều có thiện chí./.
Sau giai đoạn "bĩ cực," các nền kinh tế đang dần phục hồi, nhưng với tốc độ và mức độ tăng trưởng khác nhau khiến các mục tiêu đề ra nhiều khi không "cùng chung chí hướng."
Trong bối cảnh đó, những sự kiện chưa từng diễn ra, những cái "lần đầu tiên" liên quan tới Hội nghị G-20 lần này đang tạo ra một hy vọng rằng hội nghị sẽ lần đầu tiên thành công hơn mong đợi.
Hội nghị G-20 ở Toronto diễn ra trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những khác biệt trong quan điểm giữa các nền kinh tế.
Điều đó cũng dễ hiểu bởi mỗi nền kinh tế có khả năng đối phó với khủng hoảng và có tốc độ tăng trưởng khác nhau, do đó họ phải tự điều chỉnh chính sách và mục tiêu cho phù hợp. Song, sự khác biệt đó đang lớn đến nỗi đã có những hành động “theo cách riêng” khiến dư luận ngờ rằng lần đầu tiên kể từ hội nghị lần thứ nhất năm 2008, G-20 đang mất đi sự đoàn kết.
Trong ba hội nghị G-20 trước đó (lần đầu tháng 11/2008 tại Mỹ, lần hai tháng 4/2009 tại Anh, lần ba tháng 9/2009 tại Mỹ), dư luận đánh giá G-20 là một thể thống nhất do buộc phải chung sức đối phó với “bão” tài chính. Còn lần này, khi đa phần các nền kinh tế đang hồi phục, người ta nhận ra đã có những ngoại lệ. Nếu trước đây chưa từng có chuyện lãnh đạo một nước viết thư đề nghị này nọ trước thềm hội nghị thì nay ở Toronto điều này đã xảy ra.
Đó là bức thư của Tổng thống Mỹ Barack Obama gửi lãnh đạo nhóm G-20 được công bố ngày 18/6, trong đó đề nghị thực hiện một tỷ giá hối đoái linh hoạt (ám chỉ Trung Quốc), kêu gọi các nước không ngừng các chương trình kích thích kinh tế quá sớm (ám chỉ kế hoạch chấn chỉnh tài khóa của Đức).
Hành động này của ông Obama đã bị các nước phản đối vì cho rằng ông không thể định hướng chính sách phát triển cho nước khác.
Có thể thấy chưa bao giờ giữa Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cùng các nền kinh tế mới nổi lại tồn tại sự khác biệt đến như vậy trong định hướng phát triển kinh tế.
Mỹ cho rằng mục tiêu cao nhất của hội nghị G-20 là duy trì sự phục hồi, cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng và hối thúc các nước không quá vội vàng cắt giảm chi tiêu do hành động này có thể làm chệch hướng đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, ở châu Âu, cắt giảm chi tiêu, tức cắt giảm ngân sách lại là một trong những biện pháp cần thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang có nguy cơ lan rộng. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi cũng có hướng đi riêng để ngăn chặn nguy cơ tăng trưởng quá nóng và hình thành "bong bóng" đang hiện hữu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Mục tiêu của các nước này là kiểm soát lạm phát và dần chấm dứt các biện pháp cứu trợ.
Và lần đầu tiên lãnh đạo các chính phủ ở châu Âu đã hành động theo cách riêng của họ mà không chờ hội nghị quyết định. Đơn cử như vấn đề đánh thuế ngân hàng. Bất chấp sự phản đối của các nước như Canada, Nhật Bản..., Đức, Pháp và Anh đã tự công bố các kế hoạch áp thuế ngân hàng ngay trước thềm hội nghị nhằm đáp ứng các phí tổn của cuộc khủng hoảng tài chính.
Ba nền kinh tế lớn nhất châu Âu này hiểu rằng hai ngày hội nghị chẳng thể làm thay đổi quan điểm của các nước khác, vì vậy, họ cần đi trước một bước.
Tuy nhiên, có không ít tín hiệu tích cực khiến dư luận chờ đợi một Hội nghị G-20 ở Toronto thành công hơn mong đợi. Nếu trước đây, vấn đề Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ là nỗi trăn trở dự kiến phải đem ra mổ xẻ tại hội nghị thì giờ đây nó đã được giải quyết.
Không lâu sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy hơn nữa cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, tỷ giá đồng tiền này đã được xác lập ở mức cao hơn, tăng khoảng 0,43%, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2005.
Vậy là sự bất bình đối với việc Trung Quốc định giá thấp hơn tới 40% giá trị thực (như cáo buộc của Mỹ) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh đã được hạ nhiệt. G-20 có thể tập trung bàn thảo các vấn đề khác thay vì vấn đề đồng Nhân dân tệ.
Tiếp đó là tuyên bố "dàn hòa" với châu Âu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner khi ông này nói rằng sự phục hồi kinh tế phải dành ưu tiên cho cắt giảm thâm hụt ngân sách, nhưng cũng không được gây ảnh hưởng tới tăng trưởng trong ngắn hạn.
Đây được coi là sự thừa nhận mục tiêu không cắt giảm chi tiêu chỉ phù hợp với Mỹ chứ không phải châu Âu. Lần đầu tiên những tuyên bố trái chiều giữa Mỹ và EU trước thềm hội nghị đã được thỏa hiệp, chứng tỏ thiện chí của các bên mong muốn hội nghị sẽ thành công.
Cũng là lần đầu tiên, Hội nghị cấp cao G-20 có thêm luồng gió mới. Với tư cách đại diện của Việt Nam và Chủ tịch ASEAN 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một diễn đàn quốc tế lớn gồm những nền kinh tế mạnh nhất thế giới để bàn thảo các vấn đề kinh tế toàn cầu, quá trình xây dựng thể chế G-20 và xây dựng cơ chế quản trị phù hợp với lợi ích của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Phái đoàn của ASEAN, bao gồm cả Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, tới Toronto với niềm tin rằng đây là một dấu hiệu nữa về sự công nhận của cộng đồng thế giới đối với tiềm năng và sự thành công của ASEAN trong vị thế là một tổ chức khu vực. Vì vậy, nhiều nước và tổ chức quốc tế, như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)..., đã đặt hoàn toàn niềm tin vào sứ mệnh của Việt Nam trong hội nghị lần này.
Có thể G-20 chưa bao giờ rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay, nhưng chắc chắn nhóm này đang có cơ hội “nghìn năm có một” để định hình lại và cải thiện các mối quan hệ. Khi các nền kinh tế đang cố gắng điều chỉnh để phát triển, mọi sự “Lần đầu tiên” đều có thể xảy ra và chỉ mang đến hy vọng thành công nếu các bên đều có thiện chí./.
Đỗ Vân (TTXVN/Vietnam+)