Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ II đã diễn ra vào ngày 29/10 tại Hà Nội với sự tham gia của các Thủ tướng và đoàn đại biểu cấp cao 5 nước Mekong gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.
Hội nghị do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Tại hội nghị, các Thủ tướng các nước Mekong và Nhật Bản đã cùng nhau điểm lại các hoạt động hợp tác được triển khai kể từ sau Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất, đồng thời đề xuất các định hướng tăng cường hợp tác Mekong-Nhật Bản trong thời gian tới.
Hội nghị ghi nhận nhiều chương trình, dự án thuộc "Chương trình Hành động 63 điểm" đã và đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông và các lĩnh vực khác như phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân…
Hội nghị cũng đánh giá cao việc hiện thực hóa hai sáng kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu tại Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất, cụ thể là xây dựng Dự án Trung tâm đào tạo nghề Mekong-Nhật Bản đặt tại Vĩnh Phúc và việc Nhật Bản tài trợ cho các dự án của Ủy hội Mekong nhằm quản lý nguồn nước vào mùa lũ và mùa hạn.
Các Thủ tướng đã nhất trí thông qua Chương trình Hành động triển khai sáng kiến “Hướng tới Thập kỷ Mekong Xanh” và Chương trình hành động "Sáng kiến hợp tác Kinh tế Công nghiệp Mekong-Nhật Bản". Tại hội nghị, trong bầu không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau các Thủ tướng cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường hợp tác trong cơ chế Mekong-Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Tiểu vùng. Các Thủ tướng cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ III bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Indonesia vào năm 2011.
Tuyên bố chung khẳng định, hợp tác Mekong-Nhật Bản vì sự Phát triển Toàn diện, Cân bằng và Bền vững của Tiểu vùng Mekong. Theo đó, các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm rằng phát triển tại vùng Mekong cần trở thành hình mẫu phát triển để tăng cường hội nhập khu vực, đạt được phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu bảo tồn môi trường và có lợi cho cả các nước trong khu vực Mekong và các nước thứ ba.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm tiếp tục sử dụng tài nguyên để phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm trong khu vực Mekong. "Trong bối cảnh này, chúng tôi đánh giá cao và thông qua “Kế hoạch Hành động Sáng kiến Hợp tác Kinh tế-Công nghiệp Mekong-Nhật Bản (MJ-CJ),” tập trung vào cơ sở hạ tầng cứng, thuận lợi hóa thương mại/tiếp vận, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp, lĩnh vực dịch vụ, và lĩnh vực công nghiệp mới dựa trên các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Chúng tôi nhận thấy “Kế hoạch Hành động MJ-CJ” sẽ thúc đẩy các hoạt động doanh nghiệp và thu hẹp khoảng cách phát triển qua việc giải quyết “các liên kết còn thiếu” trong khu vực theo “Kế hoạch Hành động 63.”
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả của Hội nghị Quốc tế Mekong-Nhật Bản về Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Hành lang Kinh tế phía Nam (SEC), do Nhật Bản và Thái Lan đồng tổ chức tại Bangkok vào tháng 9/2010 và Hội thảo về sự cải thiện EWEC tại Tokyo, trong đó các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng mềm bên cạnh cơ sở hạ tầng cứng nhằm phát huy tối đa các Hành lang Kinh tế và tăng cường kết nối trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo cũng chú ý đến sự cần thiết của việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa những khu vực công và tư, góp phần cho việc triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Liên quan đến vấn đề này, các nước tiểu vùng Mekong và Nhật Bản đã tổ chức Đối thoại Công nghiệp và Chính phủ Mekong-Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2010, tại đó cộng đồng doanh nghiệp đã báo cáo những khuyến nghị lên các chính phủ về việc hình thành Kế hoạch Hành động MJ-CI.
Hơn nữa, Nhật Bản đã mở một diễn đàn mới cho sự thúc đẩy hợp tác Công-Tư ở khu vực Mekong và sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tiên nhằm thúc đẩy hợp tác Công-Tư, với sự tham gia của đại diện khu vực công và tư của Nhật Bản và các nước khu vực Mekong vào cuối năm nay.
Các nhà lãnh đạo nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ở những nước vùng Mekong nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng trong khu vực. Chúng tôi ghi nhận những bước khởi đầu của “Dự án Trung tâm Đào tạo Nghề Mekong-Nhật Bản.”
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh sáng kiến “Một thập kỷ hướng tới Mekong xanh” và thông qua Kế hoạch Hành động “Một thập kỷ hướng tới Mekong xanh” và bày tỏ mong muốn rằng hợp tác về bảo tồn môi trường sẽ được tăng cường để khu vực Mekong có thể đạt được mục tiêu “Mekong xanh” với nhiều cây xanh, đa dạng sinh học và có khả năng chống chọi với thiên tai thông qua nhiều biện pháp bao gồm trồng rừng.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh nhu cầu thúc đẩy hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong mà lãnh đạo Việt Nam đã nêu tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất. Lãnh đạo các nước Mekong đánh giá cao quyết định của Nhật Bản trong việc hỗ trợ Ủy hội sông Mekong (MRC) thực hiện các dự án Quản lý nguồn nước Mekong vào mùa lũ và mùa hạn.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định sẽ hợp tác tích cực trong việc giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế, tăng cường an ninh lương thực và cải thiện y tế công cộng, nhằm đạt được sự phát triển cân bằng trong khu vực Mekong; bày tỏ quyết tâm hợp tác cùng nhau để hỗ trợ người dân dễ bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế và thiên tai; lưu ý tới sự cần thiết nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp trong khu vực, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực kinh tế-xã hội như chăm sóc y tế ban đầu và giáo dục tiểu học.
Theo đó, Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của “Tam giác Phát triển CLV.” Lãnh đạo các nước Mekong cũng yêu cầu Nhật Bản hợp tác trong các dự án CLMV và ACMECS.
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả tốt đẹp của giao lưu nhân dân từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất trong các lĩnh vực rộng lớn như chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu thanh niên; đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức sự kiện những ngày Du lịch và Văn hóa Mekong-Nhật Bản tại Cần Thơ vào tháng 12/2009, Lào tổ chức Hội thảo Nghị sĩ nữ Mekong-Nhật Bản tại Luang Prabang vào ngày 22/12/2009 và Nhật Bản tổ chức “Hội thảo chuyên đề Mekong-Nhật Bản về Cố đô” tại thành phố Nara, Nhật Bản vào ngày 22/6/2010.
Lãnh đạo các nước khu vực sông Mekong đánh giá cao việc triển khai chương trình trao đổi, theo đó 30.000 người, bao gồm thanh niên từ các nước khu vực sông Mekong sẽ được mời đến Nhật Bản trong ba năm kể từ năm 2010.
Các nhà lãnh đạo bày tỏ sự đánh giá cao đối với Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17; nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cộng hưởng tích cực giữa hợp tác Mekong-Nhật Bản và Kết nối ASEAN và chia sẻ quan điểm chung rằng phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước Mekong cần phải hài hòa với phát triển trong ASEAN và Đông Á.
Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, đã được báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN vào ngày 28/10, và bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ các nước khu vực Mekong phát triển kết nối phần cứng, thể chế và người dân./.
Hội nghị do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì.
Tại hội nghị, các Thủ tướng các nước Mekong và Nhật Bản đã cùng nhau điểm lại các hoạt động hợp tác được triển khai kể từ sau Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất, đồng thời đề xuất các định hướng tăng cường hợp tác Mekong-Nhật Bản trong thời gian tới.
Hội nghị ghi nhận nhiều chương trình, dự án thuộc "Chương trình Hành động 63 điểm" đã và đang được triển khai, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông và các lĩnh vực khác như phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân…
Hội nghị cũng đánh giá cao việc hiện thực hóa hai sáng kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu tại Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất, cụ thể là xây dựng Dự án Trung tâm đào tạo nghề Mekong-Nhật Bản đặt tại Vĩnh Phúc và việc Nhật Bản tài trợ cho các dự án của Ủy hội Mekong nhằm quản lý nguồn nước vào mùa lũ và mùa hạn.
Các Thủ tướng đã nhất trí thông qua Chương trình Hành động triển khai sáng kiến “Hướng tới Thập kỷ Mekong Xanh” và Chương trình hành động "Sáng kiến hợp tác Kinh tế Công nghiệp Mekong-Nhật Bản". Tại hội nghị, trong bầu không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau các Thủ tướng cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Kết thúc hội nghị, các Thủ tướng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường hợp tác trong cơ chế Mekong-Nhật Bản vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của Tiểu vùng. Các Thủ tướng cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ III bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Indonesia vào năm 2011.
Tuyên bố chung khẳng định, hợp tác Mekong-Nhật Bản vì sự Phát triển Toàn diện, Cân bằng và Bền vững của Tiểu vùng Mekong. Theo đó, các nhà lãnh đạo chia sẻ quan điểm rằng phát triển tại vùng Mekong cần trở thành hình mẫu phát triển để tăng cường hội nhập khu vực, đạt được phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu bảo tồn môi trường và có lợi cho cả các nước trong khu vực Mekong và các nước thứ ba.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm tiếp tục sử dụng tài nguyên để phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm trong khu vực Mekong. "Trong bối cảnh này, chúng tôi đánh giá cao và thông qua “Kế hoạch Hành động Sáng kiến Hợp tác Kinh tế-Công nghiệp Mekong-Nhật Bản (MJ-CJ),” tập trung vào cơ sở hạ tầng cứng, thuận lợi hóa thương mại/tiếp vận, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp, lĩnh vực dịch vụ, và lĩnh vực công nghiệp mới dựa trên các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
Chúng tôi nhận thấy “Kế hoạch Hành động MJ-CJ” sẽ thúc đẩy các hoạt động doanh nghiệp và thu hẹp khoảng cách phát triển qua việc giải quyết “các liên kết còn thiếu” trong khu vực theo “Kế hoạch Hành động 63.”
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả của Hội nghị Quốc tế Mekong-Nhật Bản về Hành lang Kinh tế Đông-Tây (EWEC) và Hành lang Kinh tế phía Nam (SEC), do Nhật Bản và Thái Lan đồng tổ chức tại Bangkok vào tháng 9/2010 và Hội thảo về sự cải thiện EWEC tại Tokyo, trong đó các đại biểu tham dự đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng mềm bên cạnh cơ sở hạ tầng cứng nhằm phát huy tối đa các Hành lang Kinh tế và tăng cường kết nối trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo cũng chú ý đến sự cần thiết của việc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa những khu vực công và tư, góp phần cho việc triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Liên quan đến vấn đề này, các nước tiểu vùng Mekong và Nhật Bản đã tổ chức Đối thoại Công nghiệp và Chính phủ Mekong-Nhật Bản lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2010, tại đó cộng đồng doanh nghiệp đã báo cáo những khuyến nghị lên các chính phủ về việc hình thành Kế hoạch Hành động MJ-CI.
Hơn nữa, Nhật Bản đã mở một diễn đàn mới cho sự thúc đẩy hợp tác Công-Tư ở khu vực Mekong và sẽ tổ chức Diễn đàn đầu tiên nhằm thúc đẩy hợp tác Công-Tư, với sự tham gia của đại diện khu vực công và tư của Nhật Bản và các nước khu vực Mekong vào cuối năm nay.
Các nhà lãnh đạo nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực ở những nước vùng Mekong nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng trong khu vực. Chúng tôi ghi nhận những bước khởi đầu của “Dự án Trung tâm Đào tạo Nghề Mekong-Nhật Bản.”
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh sáng kiến “Một thập kỷ hướng tới Mekong xanh” và thông qua Kế hoạch Hành động “Một thập kỷ hướng tới Mekong xanh” và bày tỏ mong muốn rằng hợp tác về bảo tồn môi trường sẽ được tăng cường để khu vực Mekong có thể đạt được mục tiêu “Mekong xanh” với nhiều cây xanh, đa dạng sinh học và có khả năng chống chọi với thiên tai thông qua nhiều biện pháp bao gồm trồng rừng.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh nhu cầu thúc đẩy hợp tác về quản lý nguồn nước Mekong mà lãnh đạo Việt Nam đã nêu tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ nhất. Lãnh đạo các nước Mekong đánh giá cao quyết định của Nhật Bản trong việc hỗ trợ Ủy hội sông Mekong (MRC) thực hiện các dự án Quản lý nguồn nước Mekong vào mùa lũ và mùa hạn.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định sẽ hợp tác tích cực trong việc giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách về kinh tế, tăng cường an ninh lương thực và cải thiện y tế công cộng, nhằm đạt được sự phát triển cân bằng trong khu vực Mekong; bày tỏ quyết tâm hợp tác cùng nhau để hỗ trợ người dân dễ bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế và thiên tai; lưu ý tới sự cần thiết nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp trong khu vực, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực kinh tế-xã hội như chăm sóc y tế ban đầu và giáo dục tiểu học.
Theo đó, Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển của “Tam giác Phát triển CLV.” Lãnh đạo các nước Mekong cũng yêu cầu Nhật Bản hợp tác trong các dự án CLMV và ACMECS.
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả tốt đẹp của giao lưu nhân dân từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất trong các lĩnh vực rộng lớn như chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu thanh niên; đánh giá cao Việt Nam đã tổ chức sự kiện những ngày Du lịch và Văn hóa Mekong-Nhật Bản tại Cần Thơ vào tháng 12/2009, Lào tổ chức Hội thảo Nghị sĩ nữ Mekong-Nhật Bản tại Luang Prabang vào ngày 22/12/2009 và Nhật Bản tổ chức “Hội thảo chuyên đề Mekong-Nhật Bản về Cố đô” tại thành phố Nara, Nhật Bản vào ngày 22/6/2010.
Lãnh đạo các nước khu vực sông Mekong đánh giá cao việc triển khai chương trình trao đổi, theo đó 30.000 người, bao gồm thanh niên từ các nước khu vực sông Mekong sẽ được mời đến Nhật Bản trong ba năm kể từ năm 2010.
Các nhà lãnh đạo bày tỏ sự đánh giá cao đối với Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN sẽ được trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17; nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cộng hưởng tích cực giữa hợp tác Mekong-Nhật Bản và Kết nối ASEAN và chia sẻ quan điểm chung rằng phát triển cơ sở hạ tầng tại các nước Mekong cần phải hài hòa với phát triển trong ASEAN và Đông Á.
Thủ tướng Nhật Bản ủng hộ Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, đã được báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN vào ngày 28/10, và bày tỏ mong muốn tiếp tục hỗ trợ các nước khu vực Mekong phát triển kết nối phần cứng, thể chế và người dân./.
(TTXVN/Vietnam+)