Ngày 28/11, tại New York, Mỹ, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với bảy cơ quan chức năng khác của Liên hợp quốc và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội nghị quốc tế nhằm tìm biện pháp chống mối nguy hiểm của các loại hóa chất cũng như chất thải độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên.
Phát biểu tại hội nghị, các đại diện tham dự đều bày tỏ mối lo ngại trước việc con người sử dụng ngày càng nhiều hóa chất trong sản xuất và cuộc sống, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và tác động xấu tới môi trường xung quanh.
Theo ban tổ chức hội nghị, cộng đồng dân cư sinh sống tại các nước đang phát triển luôn là nạn nhân chính của các loại hóa chất và chất thải độc hại, bởi trong quá trình lao động sản xuất, họ thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, song lại thiếu phương tiện phòng chống hoặc không có đầy đủ kiến thức về những tính năng độc hại của các loại hóa chất này.
UNDP cho biết đang phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện dự án giúp đỡ một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc đề ra kế hoạch kiểm soát các loại hóa chất và chất thải độc hại.
Đồng thời trang bị những dụng cụ phòng chống cần thiết, cũng như cung cấp kiến thức về sự độc hại của hóa chất cho cả những người phải trực tiếp tiếp xúc với hóa chất lẫn cộng đồng xung quanh, để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên.
Theo số liệu thống kê chính thức, hiện nay trung bình mỗi năm toàn thế giới sử dụng khoảng 400 triệu tấn hóa chất, tăng rất nhiều so với hơn 1 triệu tấn của những năm 30 trong thế kỷ trước.
Tính trung bình, mỗi năm, hóa chất và chất thải độc hại đã cướp đi sinh mạng của khoảng 47.000 người, và làm hàng triệu người khác trên thế giới bị nhiễm các loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, vừa khiến họ giảm hoặc mất hẳn khả năng lao động, vừa gây tốn kém rất nhiều tiền của để chữa trị./.
Phát biểu tại hội nghị, các đại diện tham dự đều bày tỏ mối lo ngại trước việc con người sử dụng ngày càng nhiều hóa chất trong sản xuất và cuộc sống, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và tác động xấu tới môi trường xung quanh.
Theo ban tổ chức hội nghị, cộng đồng dân cư sinh sống tại các nước đang phát triển luôn là nạn nhân chính của các loại hóa chất và chất thải độc hại, bởi trong quá trình lao động sản xuất, họ thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, song lại thiếu phương tiện phòng chống hoặc không có đầy đủ kiến thức về những tính năng độc hại của các loại hóa chất này.
UNDP cho biết đang phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thực hiện dự án giúp đỡ một số quốc gia thành viên Liên hợp quốc đề ra kế hoạch kiểm soát các loại hóa chất và chất thải độc hại.
Đồng thời trang bị những dụng cụ phòng chống cần thiết, cũng như cung cấp kiến thức về sự độc hại của hóa chất cho cả những người phải trực tiếp tiếp xúc với hóa chất lẫn cộng đồng xung quanh, để giảm thiểu ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên.
Theo số liệu thống kê chính thức, hiện nay trung bình mỗi năm toàn thế giới sử dụng khoảng 400 triệu tấn hóa chất, tăng rất nhiều so với hơn 1 triệu tấn của những năm 30 trong thế kỷ trước.
Tính trung bình, mỗi năm, hóa chất và chất thải độc hại đã cướp đi sinh mạng của khoảng 47.000 người, và làm hàng triệu người khác trên thế giới bị nhiễm các loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, vừa khiến họ giảm hoặc mất hẳn khả năng lao động, vừa gây tốn kém rất nhiều tiền của để chữa trị./.
(TTXVN)