Hội nghị thượng đỉnh P5+4 có thể phá vỡ thế bế tắc hạt nhân

Nếu ông Trump đang tìm kiếm một ý tưởng mới, lớn và đột phá, có lẽ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh P5+4 bao gồm nhà lãnh đạo của 9 nước sở hữu bom hạt nhân là một gợi ý tốt.
Hội nghị thượng đỉnh P5+4 có thể phá vỡ thế bế tắc hạt nhân ảnh 1Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA phát hình ảnh tên lửa đạn đạo Hwasong-12 tại lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, trên quảng trường Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng, ngày 8/2/2018. (Nguồn: EPA-EFE/TTXVN)

Tháng 4/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị các quan chức Nhà Trắng xác định cách thức đạt được các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Nga và Trung Quốc.

Nếu ông Trump đang tìm kiếm một ý tưởng mới, lớn và đột phá, có lẽ việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh P5+4 bao gồm nhà lãnh đạo của 9 nước sở hữu bom hạt nhân là một gợi ý tốt.

Theo bài viết ngày 7/6 trên trang aspistrategist.org.au, 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5) là những nước duy nhất được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) công nhận là những quốc gia sở hữu hợp pháp vũ khí hạt nhân, bao gồm: Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ.

“+4” là những nước không tham gia NPT nhưng sở hữu vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Israel, Pakistan và Triều Tiên (nước duy nhất trên thế giới rút khỏi NPT sau khi đã phê chuẩn hiệp ước).

[Tổng thống Mỹ: Vũ khí hạt nhân chỉ có thể đi kèm với "điều tồi tệ"]

Cấu trúc của việc kiểm soát vũ khí hạt nhân hiện tại đã giúp thế giới kiểm soát tốt tình hình, song lại đang sụp đổ.

Cấu trúc này bị suy yếu đầu tiên là do Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 2002 và sau đó trì hoãn vô thời hạn việc kích hoạt Hiệp ước cấm thử vũ khí toàn diện.

Gầy đây, tình hình càng trở nên xấu hơn khi Chính quyền của Tổng thống Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, rồi Mỹ và Nga tạm ngừng thực thi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và do vậy đến nay việc thảo luận gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) trước thời điểm hiệp ước này hết hạn vào năm 2021 vẫn thất bại.

Có một vấn đề liên quan, cấu trúc trung tâm NPT không phù hợp với thực tế của 4 nước không tham gia NPT.

Sự suy giảm về cấu trúc ngày càng trầm trọng bởi thực tế rằng chương trình nghị sự trong vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân và giải trừ quân bị đã bị trì hoãn.

Tiến trình phi hạt nhân hóa và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đã hết động lực.

Cuộc họp của ủy ban trù bị cho hội nghị đánh giá lại NPT 2020 diễn ra tháng trước đã không đạt được thỏa thuận về một tuyên bố chung.

Năm 2017, hơn 60% các nước trên thế giới đã thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc.

Tất cả 9 nước đang chế tạo bom hạt nhân, và khoảng 30 nước đồng minh phụ thuộc vào hạt nhân, trong đó có Australia, chế giễu hành động thông qua hiệp ước này như dấu hiệu của vấn đề đạo đức rỗng tuếch khi so sánh với những nước không có vũ khí hạt nhân.

Và chính những cường quốc hạt nhân đã trở thành trò cười khi khăng khăng cho rằng diễn đàn phù hợp duy nhất cho việc lôi kéo đàm phán kiểm soát vũ khí là hội nghị giải trừ quân bị tại Geneva (Thụy Sĩ).

Cơ quan nực cười này đã không giải quyết được việc thông qua chương trình nghị sự của chính mình trong hơn 20 năm qua.

Những động lực ban đầu đằng sau Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân là ý thức được nâng cao về mức độ rủi ro và đe dọa hạt nhân, sự tức giận khi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân từ chối tham gia các cuộc đàm phán giải trừ đáng tin cậy, và sự thất vọng trước kết cấu kiểm soát vũ khí đang bị suy giảm.

Tác động chính của hiệp ước không phải là sự vận hành mà mang tính quy chuẩn: Nó gắn liền với vết nhơ đạo đức của sự sở hữu đang diễn ra và học thuyết về sự răn đe.

Do vậy, bộ máy quốc tế hiện hành không còn phù hợp với mục đích ngay cả với những hạng mục đơn lẻ trong chương trình nghị sự hạt nhân, chứ chưa nói đến tất cả các vấn đề.

Ngoại giao thượng đỉnh có thể là một cơ chế để vượt qua vấn đề hóc búa bế tắc toàn cầu.

Không phải tất cả các hội nghị thượng đỉnh đều thành công và không phải tất cả các chủ đề đều phù hợp để triệu tập hội nghị thượng đỉnh.

Các hội nghị thượng đỉnh đã tạo nên sự khác biệt nhất trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu đó, nơi mà cam kết của các nhà lãnh đạo là biến số "mất tích" then chốt, nơi cản trở chính trong việc xác định chính sách hội tụ và đạt được sự đồng thuận cho các bước đi tiếp theo lại thiếu một diễn đàn phù hợp.

Lấy ví dụ, các hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân được triệu tập dưới thời Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã củng cố và tăng cường các công cụ và thể chế hợp tác đa phương giữa các quốc gia khác nhau để đảm bảo an ninh hạt nhân và ngăn chặn buôn lậu hạt nhân.

Những hội nghị này rất quan trọng khi rõ ràng có vai trò lãnh đạo của tổng thống Mỹ trong lĩnh vực thách thức hạt nhân quan trọng này và nâng vấn đề thành hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo toàn cầu.

Kiểm soát vũ khí hạt nhân đáp ứng mọi tiêu chí quan trọng của một hội nghị thượng đỉnh.

Đại dịch, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, mối đe dọa hạt nhân tràn qua các biên giới quốc gia và thách thức các giải pháp đơn phương.

Điều đầu tiên của một hội nghị thượng đỉnh nên làm là tái khẳng định tuyên bố nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev năm 1987: “Một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể có kẻ chiến thắng và không nên để nó xảy ra.”

Hội nghị thượng đỉnh P5+4 có thể phá vỡ thế bế tắc hạt nhân ảnh 2Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 của Nga tại lễ diễu binh nhân kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva ngày 9/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nếu tất cả 9 nhà lãnh đạo ký vào một tuyên bố như vậy, điều này có thể được thông qua như một nghị quyết của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Điều đó có thể đảo ngược xu thế gần đây nhằm bình thường hóa cuộc thảo luận về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân và củng cố ranh giới quy phạm giữa hạt nhân các loại vũ khí khác, đồng thời có thể giúp ngăn chặn "lỗ hổng" sứ mệnh với việc tôn trọng vai trò và chức năng của vũ khí hạt nhân.

Các hạng mục khác trong chương trình nghị sự có thể bao gồm dự thảo tuyên bố chung, được chuyển đổi thành hiệp ước toàn cầu, về việc không một quốc gia nào được sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên; gỡ bỏ cảnh báo nguy cơ cao đối với vũ khí hạt nhân như một biện pháp ổn định khủng hoảng (khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân hiện đang trong tình trạng cảnh báo cao); đảm bảo giảm số lượng đầu đạn đã được xác định của Nga và Mỹ, vốn chiếm hơn 90% kho vũ khí toàn cầu; xác định cách tốt nhất để chuyển từ các thỏa thuận Nga-Mỹ sang những nước có liên quan đến các cường quốc hạt nhân.

Đồng thời, các đối thủ trong khu vực có thể khám phá các thỏa thuận giảm thiểu rủi ro song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh toàn cầu.

Một thỏa thuận cấp cao về một số hạng mục quan trọng sẽ là tác nhân kích thích mạnh mẽ để khởi động lại các cuộc đàm phán vốn bị đình trệ về những vấn đề nổi bật khác, như đưa Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện có hiệu lực và bắt đầu đàm phán về hiệp ước loại bỏ nguyên liệu hạt nhân.

Ngay cả một hội nghị thượng đỉnh thành công khiếm tốn thì cũng sẽ nói với thế giới rằng 9 cường quốc thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của họ trong việc gìn giữ hòa bình hạt nhân.

Nếu ông Trump đảm đương và điều hành được hội nghị thượng đỉnh như vậy, ông xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình hơn ông Obama của năm 2009./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục