Hội nghị thường niên lần thứ 4 của Tổ chức Các khu vực tự do châu Phi (AFZO) được tổ chức tại Ethiopia

ADDIS ABABA, ETHIOPIA – Media Outreach – Ngày 21 tháng 11 năm 2019 – Hội nghị thường niên lần thứ tư của Tổ chức Các khu vực tự do châu Phi (Africa Free Zones Organisation – AFZO) tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở chính của Liên hiệp Phi tại Addis Ababa, […]

ADDIS ABABA, ETHIOPIA – Media Outreach – Ngày 21 tháng 11 năm 2019 – Hội nghị thường niên lần thứ tư của Tổ chức Các khu vực tự do châu Phi (Africa Free Zones Organisation – AFZO) tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 2019, tại trụ sở chính của Liên hiệp Phi tại Addis Ababa, Ethiopia, với chủ đề “Economic Zones – Accelerator for Industrialization in Africa” (tạm dịch: Các khu kinh tế – Yếu tố tạo tăng tốc cho công nghiệp hóa ở châu Phi”, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Công nghiệp của Ủy ban Liên minh châu Phi (African Union Commission – AUC). Cuộc họp được tổ chức trong “Tuần lễ Công nghiệp châu Phi” do Liên minh châu Phi (AU) tổ chức từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 11 năm 2019.

Lễ khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ 4 của Tổ chức Các khu vực tự do châu Phi dưới sự đồng chủ trì của ông Albert Manyanga, Ủy viên Thương mại và Công nghiệp của Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC); bà Dagmawit Moges, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ethiopia; ông Mehdi Tazi Riffi, Chủ tịch Tổ chức các khu vực tự do châu Phi

Các diễn giả quốc tế đại diện cho các tổ chức tài chính và tổ chức quốc tế như UNCTAD, UNIDO, UNECA, AfDB… đã chia sẻ chuyên môn của họ về các phương tiện hiệu quả để phát triển các khu kinh tế ở châu Phi. Các chủ đề khác nhau liên quan đến thách thức và xu hướng của các khu kinh tế châu Phi đã được đề cập, bao gồm định hướng chiến lược và mô hình quản trị hiệu quả, đóng góp của các khu kinh tế cho tăng trưởng và tạo việc làm, tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh logistics trong khu kinh tế, phát triển kỹ năng và đào tạo.

Lễ khai mạc được ông Albert Manyanga, Ủy viên Cơ quan Thương mại và Công nghiệp của Ủy ban Liên minh châu Phi (AUC); bà Dagmawit Moges, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ethiopia; ông Mehdi Tazi Riffi, Chủ tịch Tổ chức Các khu vực tự do châu Phi cùng với đại diện chính quyền và đặc khu kinh tế đồng chủ trì. 

Hơn 220 đại biểu đại diện cho 43 quốc gia đã tham dự sự kiện quan trọng này, bao gồm đại diện của 60 khu kinh tế châu Phi, 30 chuyên gia, cũng như một số đại diện của các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức công cộng và tư nhân.

Tổ chức các khu vực tự do châu Phi (AFZO): Phục vụ cho sự phát triển của các khu kinh tế ở châu Phi

Tổ chức các khu vực tự do châu Phi được Tanger Med cùng với các khu kinh tế châu Phi khác thành lập vào năm 2015.

Tổ chức các khu vực tự do châu Phi tập hợp các khu kinh tế và tổ chức hàng đầu châu Phi phụ trách phát triển, quản lý và thúc đẩy các khu kinh tế ở lục địa này.

Tổ chức các khu vực tự do châu Phi đảm bảo:

–           Đại diện các khu kinh tế châu Phi tại các tổ chức quốc tế

–           Tăng cường và nâng cao sức hấp dẫn của các khu kinh tế

–           Thiết lập mô hình phù hợp để phát triển khu kinh tế

Tổ chức hiện có hơn 72 thành viên đại diện cho 37 quốc gia châu Phi.

Các hành động đã được AFZO tổ chức vào năm ngoái, bao gồm:

–           4 cuộc họp khu vực tại một số quốc gia bao gồm Ghana (Accra), Gabon (Libreville) và Togo (Lomé). Các hội thảo này đã thu hút hơn 500 người đến từ 30 quốc gia tham gia.

–           Các buổi đào tạo cho các thành viên, được dẫn dắt bởi các chuyên gia quốc tế về các chủ đề liên quan đến khu kinh tế. Các phiên này đã mang lại lợi ích cho hơn 200 người tham gia.

–           Xuất bản cơ sở dữ liệu toàn diện khu vực kinh tế đầu tiên “Sách Atlas”, bao gồm tất cả các thông tin liên quan về các lĩnh vực như dữ liệu kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư, và các quy định và luật pháp.

–           Thành lập một Trung tâm tri thức bao gồm một số báo cáo và nghiên cứu về các khu kinh tế, cũng như một nền tảng trao đổi tương tác tạo điều kiện cho việc chia sẻ tài liệu và thực tiễn tốt nhất.

–           Trình bày về “Triển vọng khu kinh tế châu Phi” thông qua phân tích các khu kinh tế châu Phi, đóng góp của họ trong việc thu hút vốn đầu tư và tạo việc làm cũng như các mô hình phát triển mô hình hợp tác công – tư (PPP).

Tin cùng chuyên mục