Ngày 24/5, Hội thảo quốc tế “Giới và di dân - Tầm nhìn Châu Á,” do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về xã hội đến từ Anh, Đức, Ấn Độ... cùng 50 nhà khoa học trong nước.
Các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm và trình bày quan điểm nhằm làm sáng tỏ xu hướng của việc di dân trong thời kỳ khủng hoảng; tác động của việc di dân đối với các thành phố; cuộc sống thực tế và việc cải thiện cuộc sống thực tế của người di dân, đặc biệt là phụ nữ tại Việt Nam và tại các nước Đông Nam Á. Qua đó có những đề xuất, những dự án nhằm giúp đỡ cho đối tượng di dân này.
Tiến sĩ Nicola Piper (Đức) nhận định, bức tranh di dân quốc tế đang trở nên đa dạng do những biến đổi nhanh và rộng về kinh tế chính trị, địa lý, xã hội, vì thế, đặt ra vấn đề cấp bách về quản lý di dân trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Điều này đòi hỏi những thay đổi về chính sách luật pháp về các chương trình can thiệp đến di dân có sự quan tâm giới.
Các đại biểu đều cho rằng, việc di dân từ nông thôn đến thành thị vẫn đang diễn ra tại các nước châu Á. Người di dân ngày càng thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm nhờ sự phát triển của các nền kinh tế, giao thông, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, họ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện cuộc sống tại nơi họ làm việc cũng như cải thiện cuộc sống gia đình ở quê nhà.
Đối với di dân nữ giới, giáo sư, tiến sĩ Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa học Xã hội) nhận định, lao động di cư ở châu Á có xu hướng nữ hóa trong những thập kỷ vừa qua. Số di dân nữ giới ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, họ hoàn toàn chủ động trong quyết định di cư, hơn là phụ thuộc vào nam giới như trước kia.
So sánh giữa di dân nam và nữ, giáo sư, tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh cho biết, di dân nữ là đối tượng dễ bị tổn thương. Họ thường kiếm công việc chậm hơn nam giới, phải làm việc trong môi trường thiếu các điều kiện: an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe. Họ nhận lương thấp hơn nam giới vì công việc họ đơn giản hơn như làm việc nhà, lao động phổ thông… Mặc dù vậy họ vẫn phải kiếm tiền gửi về quê như nam giới. Họ phải bỏ con cái ở quê nhà để đến các đô thị làm việc. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến các chính sách của địa phương.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu nêu ý kiến cần có những nghiên cứu sâu hơn về giới để các chính sách mang tính hữu hiệu và dễ thực thi hơn tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các chính sách dành cho người di cư như: đăng ký bảo hiểm y tế, mua nhà và đất, đăng ký kinh doanh, giáo dục./.
Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia về xã hội đến từ Anh, Đức, Ấn Độ... cùng 50 nhà khoa học trong nước.
Các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm và trình bày quan điểm nhằm làm sáng tỏ xu hướng của việc di dân trong thời kỳ khủng hoảng; tác động của việc di dân đối với các thành phố; cuộc sống thực tế và việc cải thiện cuộc sống thực tế của người di dân, đặc biệt là phụ nữ tại Việt Nam và tại các nước Đông Nam Á. Qua đó có những đề xuất, những dự án nhằm giúp đỡ cho đối tượng di dân này.
Tiến sĩ Nicola Piper (Đức) nhận định, bức tranh di dân quốc tế đang trở nên đa dạng do những biến đổi nhanh và rộng về kinh tế chính trị, địa lý, xã hội, vì thế, đặt ra vấn đề cấp bách về quản lý di dân trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Điều này đòi hỏi những thay đổi về chính sách luật pháp về các chương trình can thiệp đến di dân có sự quan tâm giới.
Các đại biểu đều cho rằng, việc di dân từ nông thôn đến thành thị vẫn đang diễn ra tại các nước châu Á. Người di dân ngày càng thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm nhờ sự phát triển của các nền kinh tế, giao thông, công nghệ thông tin. Tuy nhiên, họ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện cuộc sống tại nơi họ làm việc cũng như cải thiện cuộc sống gia đình ở quê nhà.
Đối với di dân nữ giới, giáo sư, tiến sĩ Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa học Xã hội) nhận định, lao động di cư ở châu Á có xu hướng nữ hóa trong những thập kỷ vừa qua. Số di dân nữ giới ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, họ hoàn toàn chủ động trong quyết định di cư, hơn là phụ thuộc vào nam giới như trước kia.
So sánh giữa di dân nam và nữ, giáo sư, tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh cho biết, di dân nữ là đối tượng dễ bị tổn thương. Họ thường kiếm công việc chậm hơn nam giới, phải làm việc trong môi trường thiếu các điều kiện: an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe. Họ nhận lương thấp hơn nam giới vì công việc họ đơn giản hơn như làm việc nhà, lao động phổ thông… Mặc dù vậy họ vẫn phải kiếm tiền gửi về quê như nam giới. Họ phải bỏ con cái ở quê nhà để đến các đô thị làm việc. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến các chính sách của địa phương.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu nêu ý kiến cần có những nghiên cứu sâu hơn về giới để các chính sách mang tính hữu hiệu và dễ thực thi hơn tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các chính sách dành cho người di cư như: đăng ký bảo hiểm y tế, mua nhà và đất, đăng ký kinh doanh, giáo dục./.
Gia Thuận (TTXVN)