Gần 300 đại biểu trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo quốc tế về công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Lâm Đồng, tổ chức ngày 9/4, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Các đại biểu tham dự hội nghị là những nhà khoa học hàng đầu về công nghệ sinh học thuộc nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn sản xuất nông nghiệp lớn.
Hơn 20 báo cáo tổng luận, tham luận khoa học chuyên sâu theo bốn nhóm chủ đề chính là công nghệ sinh học ở Lâm Đồng-Việt Nam với các hoạt động nghiên cứu hợp tác quốc tế; những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y tế và môi trường; công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ vi sinh, bảo vệ thực vật.
Nhiều báo cáo khoa học đã đề cập vấn đề mới, được các đại biểu đặc biệt quan tâm như công nghệ sinh học thực vật biến đổi gen và định hướng ở Việt Nam của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Huy Hàm ở Viện Di truyền nông nghiệp Hà Nội; một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng của tiến sỹ Phạm S, thuộc Sở Khoa học-Công nghệ Lâm Đồng; công nghệ sinh học nông nghiệp và hợp tác Việt Nam-Australia của Lãnh sự quán Australia.
Hợp tác phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp Việt Nam-Italy của Lãnh sự quán Italy; công nghệ sinh học trong kiểm soát an toàn dịch bệnh người và gia súc của giáo sư-tiến sỹ Lê Trần Bình, Viện công nghệ sinh học Hà Nội; công nghệ sinh học kết hợp kỹ thuật hạt nhân và đa dạng sinh học ở Lâm Đồng của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Thám ở Lâm Đồng cũng trình bày tại hội thảo.
Từ những báo cáo trên, hội thảo đã tập trung thảo luận, đánh giá nhiều vấn đề thiết thực trong công nghệ sinh học của Việt Nam, đặc biệt là ở Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên như khẳng định tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong phát triển rau, hoa và cây càphê ở Lâm Đồng; tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học theo hướng cụ thể gắn với đặc trưng của địa phương, có chính sách phù hợp để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ sinh học.
Xác định các khâu đột phá trong ứng dụng công nghệ sinh học cho Lâm Đồng trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nhất là quy mô sản xuất nông nghiệp trang trại và hộ gia đình; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phối hợp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp, người dân cũng là những vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận và đánh giá.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định Đà Lạt-Lâm Đồng là một trong số ít địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và cũng là địa phương tiêu biểu trong nghiên cứu về công nghệ sinh học. Nhiều nông dân cũng đã tự lập Lab nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng theo kỹ thuật invitro.
Mô hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học của Lâm Đồng sẽ là mô hình điểm để nhiều địa phương khác trong cả nước học tập. Vì vậy hội thảo công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Lâm Đồng lần này không chỉ cho riêng Lâm Đồng mà cũng nhằm tạo sự tăng tốc trong công nghệ sinh học, phục vụ sự phát triển chung của cả nước.
Trong khuôn khổ hội thảo, năm tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển công nghệ sinh học cho toàn vùng Tây Nguyên./.
Các đại biểu tham dự hội nghị là những nhà khoa học hàng đầu về công nghệ sinh học thuộc nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, tập đoàn sản xuất nông nghiệp lớn.
Hơn 20 báo cáo tổng luận, tham luận khoa học chuyên sâu theo bốn nhóm chủ đề chính là công nghệ sinh học ở Lâm Đồng-Việt Nam với các hoạt động nghiên cứu hợp tác quốc tế; những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, y tế và môi trường; công nghệ sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghệ vi sinh, bảo vệ thực vật.
Nhiều báo cáo khoa học đã đề cập vấn đề mới, được các đại biểu đặc biệt quan tâm như công nghệ sinh học thực vật biến đổi gen và định hướng ở Việt Nam của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Huy Hàm ở Viện Di truyền nông nghiệp Hà Nội; một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng của tiến sỹ Phạm S, thuộc Sở Khoa học-Công nghệ Lâm Đồng; công nghệ sinh học nông nghiệp và hợp tác Việt Nam-Australia của Lãnh sự quán Australia.
Hợp tác phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp Việt Nam-Italy của Lãnh sự quán Italy; công nghệ sinh học trong kiểm soát an toàn dịch bệnh người và gia súc của giáo sư-tiến sỹ Lê Trần Bình, Viện công nghệ sinh học Hà Nội; công nghệ sinh học kết hợp kỹ thuật hạt nhân và đa dạng sinh học ở Lâm Đồng của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Thám ở Lâm Đồng cũng trình bày tại hội thảo.
Từ những báo cáo trên, hội thảo đã tập trung thảo luận, đánh giá nhiều vấn đề thiết thực trong công nghệ sinh học của Việt Nam, đặc biệt là ở Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên như khẳng định tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong phát triển rau, hoa và cây càphê ở Lâm Đồng; tập trung nghiên cứu công nghệ sinh học theo hướng cụ thể gắn với đặc trưng của địa phương, có chính sách phù hợp để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ sinh học.
Xác định các khâu đột phá trong ứng dụng công nghệ sinh học cho Lâm Đồng trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nhất là quy mô sản xuất nông nghiệp trang trại và hộ gia đình; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phối hợp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các đơn vị nghiên cứu với các doanh nghiệp, người dân cũng là những vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận và đánh giá.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định Đà Lạt-Lâm Đồng là một trong số ít địa phương đi đầu trong cả nước về ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp và cũng là địa phương tiêu biểu trong nghiên cứu về công nghệ sinh học. Nhiều nông dân cũng đã tự lập Lab nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng theo kỹ thuật invitro.
Mô hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học của Lâm Đồng sẽ là mô hình điểm để nhiều địa phương khác trong cả nước học tập. Vì vậy hội thảo công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của Lâm Đồng lần này không chỉ cho riêng Lâm Đồng mà cũng nhằm tạo sự tăng tốc trong công nghệ sinh học, phục vụ sự phát triển chung của cả nước.
Trong khuôn khổ hội thảo, năm tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển công nghệ sinh học cho toàn vùng Tây Nguyên./.
Phan Văn Đông (Vietnam+)