Tại Việt Nam, yếu tố tinh thần và các vấn đề tâm lý ở trẻ em đang ngày càng được quan tâm nhưng vẫn còn rất hạn chế.
Nhận định trên được bác sỹ Phan Thiệu Xuân Giang, Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 2 đưa ra tại Hội thảo tâm lý Việt-Pháp năm 2010 về tâm lý trẻ em, do Bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp với Hội Nghiên cứu tâm lý NT-Psy Paris (Pháp) tổ chức ngày 2/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, những vấn đề bạo lực, phạm tội ở tuổi thanh, thiếu niên có thể liên quan đến những rối loạn tâm lý đã hình thành trong tám năm đầu đời của trẻ, cần được quan tâm phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Theo bác sỹ Giang, một trong những biểu hiện của vấn đề tâm lý cần được điều chỉnh ở trẻ là rối loạn thách thức, chống đối, có thể xuất hiện từ khi trẻ 2-3 tuổi, đó là sự gia tăng những hành vi chống đối ở trẻ như những cơn nổi nóng, tranh cãi, thách thức, gây phiền cho người khác một cách cố ý, đổ lỗi cho người khác, dễ tự ái, giận dữ, thù hằn.
Nguyên nhân dẫn đến những rối loạn tâm lý ở trẻ chủ yếu ảnh hưởng từ gia đình và nhà trường, như những xung đột gia đình; cha mẹ, thầy cô thường hay phê bình, đe dọa, đánh đập hoặc có những đòi hỏi vượt quá khả năng của trẻ làm trẻ có tâm lý sợ hãi, ức chế, phát triển tâm lý không bình thường như rối loạn thách thức, lo âu, trầm cảm... Đây là các vấn đề cư xử chống đối có thể là dấu hiệu báo trước về tội phạm ở tuổi thanh, thiếu niên và trưởng thành.
Các rối loạn tâm lý thường có tỷ lệ phục hồi chậm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng cư xử, học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Để cải thiện vấn đề này, cần có những cải thiện trong quan hệ giữa cha mẹ, thầy cô và trẻ theo cách thức nhẹ nhàng, ấm áp, không xâm lấn như thường xuyên chia sẻ, khen ngợi, động viên trẻ./.
Nhận định trên được bác sỹ Phan Thiệu Xuân Giang, Khoa Tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 2 đưa ra tại Hội thảo tâm lý Việt-Pháp năm 2010 về tâm lý trẻ em, do Bệnh viện Nhi Đồng 2 phối hợp với Hội Nghiên cứu tâm lý NT-Psy Paris (Pháp) tổ chức ngày 2/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, những vấn đề bạo lực, phạm tội ở tuổi thanh, thiếu niên có thể liên quan đến những rối loạn tâm lý đã hình thành trong tám năm đầu đời của trẻ, cần được quan tâm phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Theo bác sỹ Giang, một trong những biểu hiện của vấn đề tâm lý cần được điều chỉnh ở trẻ là rối loạn thách thức, chống đối, có thể xuất hiện từ khi trẻ 2-3 tuổi, đó là sự gia tăng những hành vi chống đối ở trẻ như những cơn nổi nóng, tranh cãi, thách thức, gây phiền cho người khác một cách cố ý, đổ lỗi cho người khác, dễ tự ái, giận dữ, thù hằn.
Nguyên nhân dẫn đến những rối loạn tâm lý ở trẻ chủ yếu ảnh hưởng từ gia đình và nhà trường, như những xung đột gia đình; cha mẹ, thầy cô thường hay phê bình, đe dọa, đánh đập hoặc có những đòi hỏi vượt quá khả năng của trẻ làm trẻ có tâm lý sợ hãi, ức chế, phát triển tâm lý không bình thường như rối loạn thách thức, lo âu, trầm cảm... Đây là các vấn đề cư xử chống đối có thể là dấu hiệu báo trước về tội phạm ở tuổi thanh, thiếu niên và trưởng thành.
Các rối loạn tâm lý thường có tỷ lệ phục hồi chậm, ảnh hưởng nhiều đến khả năng cư xử, học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Để cải thiện vấn đề này, cần có những cải thiện trong quan hệ giữa cha mẹ, thầy cô và trẻ theo cách thức nhẹ nhàng, ấm áp, không xâm lấn như thường xuyên chia sẻ, khen ngợi, động viên trẻ./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)