Phát biểu trong chuyến thăm Anh ngày 3/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ sự lo ngại đối với tình trạng bạo lực đang gia tăng tại Ai Cập và kêu gọi quá trình chuyển giao quyền lực ở nước này diễn ra ngay lập tức.
Ông Ban Ki-moon nêu rõ hành động tấn công vào người biểu tình hòa bình là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tham gia thương lượng.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hối thúc một sự chuyển giao "dân chủ êm thấm" tại Ai Cập và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong khu vực.
Nhằm lập lại an ninh và trật tự tại Ai Cập, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton và nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác cùng ngày đã kêu gọi ông Mubarak thực hiện chuyển giao chính trị sớm nhất có thể theo yêu cầu của người biểu tình.
Bà Ashton cũng kêu gọi các nhà chức trách Ai Cập ngay lập tức tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân cũng như những người biểu tình hòa bình. Bà Ashton cho rằng những người chịu trách nhiệm gây ra thiệt hại cho biểu tình sẽ bị đưa ra xét xử.
Mỹ cũng đã lên án tình trạng bạo lực bùng phát do các cuộc biểu tình, cho rằng nhân dân Ai Cập cần được thấy sự tiến bộ và thay đổi ngay lập tức. Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố: "Thông điệp mà Tổng thống Barack Obama chuyển tới người đồng cấp Hosni Mubarak cho thấy thời điểm cần để thay đổi đã đến."
Trong khi đó, Nga tuyên bố phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài đối với ban lãnh đạo và nhân dân Ai Cập, đồng thời tin rằng Ai Cập phải tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Trong một tuyên bố ngày 3/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ: "Ai Cập là "đối tác chiến lược của Nga và là một quốc gia chủ chốt ở khu vực Trung Đông. Đó là lý do chúng tôi không bàng quan với những gì đang xảy ra ở đó và mong muốn Ai Cập là một quốc gia ổn định, thịnh vượng và dân chủ. Chúng tôi cho rằng sẽ không ích gì khi áp dụng những 'công thức' từ bên ngoài để tạo ra những tối hậu thư. Chúng tôi muốn các vấn đề chính trị và kinh tế xã hội sẽ sớm được giải quyết một cách hòa bình."
Theo hãng tin chính thức MENA của Ai Cập, bất chấp việc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống mới trong cuộc bầu cử tháng 9 tới, đại diện nhiều nhóm biểu tình vẫn kiên quyết không đối thoại với chính phủ mà đòi ông Mubarak phải "ra đi ngay lập tức."
Trong các diễn biến liên quan, cùng ngày 3/2, Liên hợp quốc đã bắt đầu sơ tán khoảng 360 nhân viên của tổ chức này cùng thân nhân của họ tại Ai Cập tới Síp. Các quan chức sân bay cho biết một chiếc máy bay quân sự với 150 người đã cất cánh rời sân bay Larcana chiều 3/2 và chiếc thứ hai dự kiến cất cánh sau đó.
Một số nước như Anh, Mỹ cũng đã điều máy bay đến Ai Cập để sơ tán công dân của mình./.
Ông Ban Ki-moon nêu rõ hành động tấn công vào người biểu tình hòa bình là không thể chấp nhận được, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tham gia thương lượng.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã hối thúc một sự chuyển giao "dân chủ êm thấm" tại Ai Cập và bày tỏ hy vọng quốc gia này sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong khu vực.
Nhằm lập lại an ninh và trật tự tại Ai Cập, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton và nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác cùng ngày đã kêu gọi ông Mubarak thực hiện chuyển giao chính trị sớm nhất có thể theo yêu cầu của người biểu tình.
Bà Ashton cũng kêu gọi các nhà chức trách Ai Cập ngay lập tức tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân cũng như những người biểu tình hòa bình. Bà Ashton cho rằng những người chịu trách nhiệm gây ra thiệt hại cho biểu tình sẽ bị đưa ra xét xử.
Mỹ cũng đã lên án tình trạng bạo lực bùng phát do các cuộc biểu tình, cho rằng nhân dân Ai Cập cần được thấy sự tiến bộ và thay đổi ngay lập tức. Người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs tuyên bố: "Thông điệp mà Tổng thống Barack Obama chuyển tới người đồng cấp Hosni Mubarak cho thấy thời điểm cần để thay đổi đã đến."
Trong khi đó, Nga tuyên bố phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài đối với ban lãnh đạo và nhân dân Ai Cập, đồng thời tin rằng Ai Cập phải tự mình giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Trong một tuyên bố ngày 3/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ: "Ai Cập là "đối tác chiến lược của Nga và là một quốc gia chủ chốt ở khu vực Trung Đông. Đó là lý do chúng tôi không bàng quan với những gì đang xảy ra ở đó và mong muốn Ai Cập là một quốc gia ổn định, thịnh vượng và dân chủ. Chúng tôi cho rằng sẽ không ích gì khi áp dụng những 'công thức' từ bên ngoài để tạo ra những tối hậu thư. Chúng tôi muốn các vấn đề chính trị và kinh tế xã hội sẽ sớm được giải quyết một cách hòa bình."
Theo hãng tin chính thức MENA của Ai Cập, bất chấp việc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tuyên bố sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ Tổng thống mới trong cuộc bầu cử tháng 9 tới, đại diện nhiều nhóm biểu tình vẫn kiên quyết không đối thoại với chính phủ mà đòi ông Mubarak phải "ra đi ngay lập tức."
Trong các diễn biến liên quan, cùng ngày 3/2, Liên hợp quốc đã bắt đầu sơ tán khoảng 360 nhân viên của tổ chức này cùng thân nhân của họ tại Ai Cập tới Síp. Các quan chức sân bay cho biết một chiếc máy bay quân sự với 150 người đã cất cánh rời sân bay Larcana chiều 3/2 và chiếc thứ hai dự kiến cất cánh sau đó.
Một số nước như Anh, Mỹ cũng đã điều máy bay đến Ai Cập để sơ tán công dân của mình./.
(TTXVN/Vietnam+)