Ngày 13/6, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khoa học Xây dựng miền Trung khởi công trùng tu, bảo tồn di tích Tả Tùng Viện, Hữu Tùng Viện thuộc dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích lăng vua Thiệu Trị.
Công trình có tổng vốn đầu tư 22,6 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau hai năm.
Đối với công trình Tả Tùng Viện, đơn vị thi công tiến hành phục hồi các cấu kiện bị hư hỏng thuộc các hệ khung, hệ mái bằng gỗ kiền; mái lợp ngói liệt thanh lưu ly; phục hồi bờ nóc, bờ quyết bằng gạch vồ; con giống, hoa văn họa tiết gắn mảnh sành; phục hồi nền lát gạch bát tràng; cùng với việc chống mối, chống ẩm cho toàn bộ công trình.
Đối với Hữu Tùng Viện do công trình nằm đối xứng với Tả Tùng Viện qua điện Biểu Đức, có kiến trúc và quy mô giống với Tả Tùng Viện, do đó phương án tu bổ Hữu Tùng Viện sẽ tương tự như phương án Tả Tùng Viện sau khi công trình này được thi công xong.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết lăng vua Thiệu Trị là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn. Cùng với quần thể di tích cố đô Huế, lăng vua Thiệu Trị với những giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Lăng gồm hai khu vực lăng và tẩm.
Phần lăng nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu Thành, tạo thế “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng.
Các công trình Tả Tùng Viện và Hữu Tùng Viện nằm trong khuôn viên khu tẩm điện, được xây dựng và hoàn thành trong năm 1848 (năm Tự Đức thứ nhất); xung quanh là những cánh đồng lúa, vườn cây xanh mát tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan truyền thống Huế.
Sau gần hai thế kỷ tồn tại, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhất là giai đoạn từ 1945 đến nay, lăng vua Thiệu Trị hầu như chỉ được tu bổ mang tính chất gia cố bảo tồn cấp thiết, các công trình quan trọng thuộc quần thể kiến trúc này như Tả Tùng Viện, Hữu Tùng Viện, Tả Phối Điện, Hữu Phối Điện... đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các kết cấu chính chủ yếu làm bằng gỗ, mái ngói nặng./.
Công trình có tổng vốn đầu tư 22,6 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau hai năm.
Đối với công trình Tả Tùng Viện, đơn vị thi công tiến hành phục hồi các cấu kiện bị hư hỏng thuộc các hệ khung, hệ mái bằng gỗ kiền; mái lợp ngói liệt thanh lưu ly; phục hồi bờ nóc, bờ quyết bằng gạch vồ; con giống, hoa văn họa tiết gắn mảnh sành; phục hồi nền lát gạch bát tràng; cùng với việc chống mối, chống ẩm cho toàn bộ công trình.
Đối với Hữu Tùng Viện do công trình nằm đối xứng với Tả Tùng Viện qua điện Biểu Đức, có kiến trúc và quy mô giống với Tả Tùng Viện, do đó phương án tu bổ Hữu Tùng Viện sẽ tương tự như phương án Tả Tùng Viện sau khi công trình này được thi công xong.
Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết lăng vua Thiệu Trị là một công trình quan trọng trong hệ thống kiến trúc cung đình, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn. Cùng với quần thể di tích cố đô Huế, lăng vua Thiệu Trị với những giá trị nhiều mặt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1993.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Lăng gồm hai khu vực lăng và tẩm.
Phần lăng nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu Thành, tạo thế “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng.
Các công trình Tả Tùng Viện và Hữu Tùng Viện nằm trong khuôn viên khu tẩm điện, được xây dựng và hoàn thành trong năm 1848 (năm Tự Đức thứ nhất); xung quanh là những cánh đồng lúa, vườn cây xanh mát tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan truyền thống Huế.
Sau gần hai thế kỷ tồn tại, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhất là giai đoạn từ 1945 đến nay, lăng vua Thiệu Trị hầu như chỉ được tu bổ mang tính chất gia cố bảo tồn cấp thiết, các công trình quan trọng thuộc quần thể kiến trúc này như Tả Tùng Viện, Hữu Tùng Viện, Tả Phối Điện, Hữu Phối Điện... đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là các kết cấu chính chủ yếu làm bằng gỗ, mái ngói nặng./.
Quốc Việt (Vietnam+)