Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến, tổng nguồn vốn dành cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 là khoảng 259.600 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, nguồn vốn của Chương trình tiếp tục tập trung thực hiện 11 nội dung, gồm: quy hoạch; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân ở nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Một số chỉ tiêu cụ thể được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong giai đoạn này là: đến hết năm 2012 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cả nước để làm cơ sở đầu tư và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, các địa phương hoàn thiện đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã để đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn; 85% số xã đạt chuẩn về đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Để có 20% số xã đạt tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho nông dân, các địa phương cần chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Chương trình cũng sẽ ban hành các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ khu vực này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn vốn thực hiện Chương trình được huy động từ: vốn ngân sách Trung ương và địa phương chiếm khoảng 40%; vốn tín dụng khoảng 30%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; số còn lại huy động đóng góp của cộng đồng dân cư./.
Trong giai đoạn này, nguồn vốn của Chương trình tiếp tục tập trung thực hiện 11 nội dung, gồm: quy hoạch; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân ở nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Một số chỉ tiêu cụ thể được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong giai đoạn này là: đến hết năm 2012 cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cả nước để làm cơ sở đầu tư và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, các địa phương hoàn thiện đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã để đến năm 2015 có 35% số xã đạt chuẩn; 85% số xã đạt chuẩn về đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Để có 20% số xã đạt tiêu chí về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho nông dân, các địa phương cần chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Chương trình cũng sẽ ban hành các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ khu vực này.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn vốn thực hiện Chương trình được huy động từ: vốn ngân sách Trung ương và địa phương chiếm khoảng 40%; vốn tín dụng khoảng 30%; vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; số còn lại huy động đóng góp của cộng đồng dân cư./.
Hoàng Tùng (TTXVN)