Sau ba năm triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Đồng Nai đã chi 82,5 tỷ đồng để tổ chức dạy nghề cho 27.322 lao động.
Theo báo cáo đưa ra tại Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn do tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 22/3, toàn tỉnh có 11 trung tâm dạy nghề, 2 trường trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng với 422 giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong số lao động được học nghề, có trên 9.900 người (chiếm hơn 36%) được đào tạo nghề nông nghiệp, còn lại là công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt 79,31%. Đa số lao động nông thôn sau khi được học nghề đã tự giải quyết việc làm (hơn 8.000 người, chiếm trên 42%), số khác tham gia sản xuất tại hộ gia đình, các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã. Phần lớn lao động nông thôn sau học nghề đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế công việc, thu nhập tăng lên so với trước.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đồng Nai vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trình độ và độ tuổi của người lao động nông thôn tham gia học nghề không đồng đều (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo), điều này đã ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập; một bộ phận lao động nông thôn còn tâm lý ngại đăng ký đi học nghề, chưa thấy được ích lợi của học nghề.
Đặc biệt, sau khi được học nghề, người học khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất (trong ba năm có 80 hộ được vay vốn từ chương trình với tổng số tiền gần 880 triệu đồng).
Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết qua thực tế triển khai đề án, có một số ngành nghề phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và sẽ được phát triển, nhân rộng trong thời gian tới.
Cụ thể như chăn nuôi gà thả vườn kết hợp với sử dụng máy ấp trứng-máy chế biến thức ăn, dạy may công nghiệp kết hợp may dân dụng, đan lát thủ công, trồng rau an toàn. Từ nay đến năm 2020, mỗi năm tỉnh Đồng Nai phấn đấu dạy nghề cho khoảng 10.000 lao động nông thôn, trong đó tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%./.
Theo báo cáo đưa ra tại Hội nghị sơ kết ba năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn do tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 22/3, toàn tỉnh có 11 trung tâm dạy nghề, 2 trường trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng với 422 giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong số lao động được học nghề, có trên 9.900 người (chiếm hơn 36%) được đào tạo nghề nông nghiệp, còn lại là công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm đạt 79,31%. Đa số lao động nông thôn sau khi được học nghề đã tự giải quyết việc làm (hơn 8.000 người, chiếm trên 42%), số khác tham gia sản xuất tại hộ gia đình, các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã. Phần lớn lao động nông thôn sau học nghề đã biết áp dụng kiến thức vào thực tế công việc, thu nhập tăng lên so với trước.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đồng Nai vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trình độ và độ tuổi của người lao động nông thôn tham gia học nghề không đồng đều (nhất là ở vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo), điều này đã ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập; một bộ phận lao động nông thôn còn tâm lý ngại đăng ký đi học nghề, chưa thấy được ích lợi của học nghề.
Đặc biệt, sau khi được học nghề, người học khó tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất (trong ba năm có 80 hộ được vay vốn từ chương trình với tổng số tiền gần 880 triệu đồng).
Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết qua thực tế triển khai đề án, có một số ngành nghề phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và sẽ được phát triển, nhân rộng trong thời gian tới.
Cụ thể như chăn nuôi gà thả vườn kết hợp với sử dụng máy ấp trứng-máy chế biến thức ăn, dạy may công nghiệp kết hợp may dân dụng, đan lát thủ công, trồng rau an toàn. Từ nay đến năm 2020, mỗi năm tỉnh Đồng Nai phấn đấu dạy nghề cho khoảng 10.000 lao động nông thôn, trong đó tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%./.
Công Phong (TTXVN)