Trong 3 tháng qua (từ tháng 12/2010 đến nay), hơn 400 trẻ em Nigeria đã tử vong và nhiều cháu nhỏ đang nguy cấp do bị nhiễm độc.
Ngày 8/3, Cơ quan cấp cứu y tế quốc gia Nigeria (NEHA) công bố nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm độc ở số trẻ em nói trên là do việc xử lý bằng phương pháp thủ công khi khai thác trái phép vàng và quặng ở bang Zamfarakhu, phía Bắc Nigeria.
Hoạt động khai thác này đã khiến môi trường tại đây và các vùng lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là nhiễm độc tố chì. NEHA khuyến cáo nhiễm độc tố chì có thể hủy hoại hệ thần kinh, sinh sản và tuần hoàn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Đầu năm 2011, Liên hợp quốc công bố một bản báo cáo về tình trạng nhiễm độc tố chì tại bang Damphara, theo đó, mức độ nhiễm độc chì tại đây đã vượt quá 500 lần giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là mức độ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Trước tình trạng trên, NEHA đã kiến nghị Chính phủ sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản và xử lý môi trường, nhất là độc tốc chì.
Công việc khẩn cấp trước mắt là tổ chức khám chữa cho trẻ em, phụ nữ mang thai ở khu vực bị ảnh hưởng và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để giải quyết tình trạng ô nhiễm./.
Ngày 8/3, Cơ quan cấp cứu y tế quốc gia Nigeria (NEHA) công bố nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm độc ở số trẻ em nói trên là do việc xử lý bằng phương pháp thủ công khi khai thác trái phép vàng và quặng ở bang Zamfarakhu, phía Bắc Nigeria.
Hoạt động khai thác này đã khiến môi trường tại đây và các vùng lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là nhiễm độc tố chì. NEHA khuyến cáo nhiễm độc tố chì có thể hủy hoại hệ thần kinh, sinh sản và tuần hoàn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Đầu năm 2011, Liên hợp quốc công bố một bản báo cáo về tình trạng nhiễm độc tố chì tại bang Damphara, theo đó, mức độ nhiễm độc chì tại đây đã vượt quá 500 lần giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là mức độ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Trước tình trạng trên, NEHA đã kiến nghị Chính phủ sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản và xử lý môi trường, nhất là độc tốc chì.
Công việc khẩn cấp trước mắt là tổ chức khám chữa cho trẻ em, phụ nữ mang thai ở khu vực bị ảnh hưởng và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ để giải quyết tình trạng ô nhiễm./.
(TTXVN/Vietnam+)