Dự kiến đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát sinh lượng chất thải rắn khoảng 14.480 tấn/ngày, do đó việc lập quy hoạch quản lý chất thải rắn là hết sức cần thiết và việc phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn là cấp bách.
Để việc xử lý rác đảm bảo yêu cầu không gây ô nhiễm môi trường, tỉnh Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch 9 khu xử lý rác tại các huyện, thị với các công nghệ xử lý hiện đại. Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho xử lý rác đến năm 2025 là trên 6.700 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành, tổ chức thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; thực hiện chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng và thực hiện những quy định mới về thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải; tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với chủ nguồn thải, chủ quản lý chất thải trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 2.246 tấn chất thải rắn thông thường; trong đó có 864 tấn chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 1.382 tấn chất thải sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có 72 đơn vị và cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; phân loại, thu gom, vận chuyển được khoảng 1.876 tấn/ngày (chiếm 83,5% tổng khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh).
Trong những năm qua, công tác quản lý chất thải trên địa bàn nói chung và chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại nói riêng từng bước được chấn chỉnh, ngày càng đi vào nề nếp. Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, tăng cường đầu tư, nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải.
Năm 2010, tỷ lệ thu gom chất thải rắn thông thường đạt 85,2%, thu gom và xử lý chất thải nguy hại đạt 61%.
Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đạt thấp, chất thải nguy hại thu gom chưa triệt để, việc xử lý chưa đạt yêu cầu, có trường hợp còn đổ ra môi trường gây bức xúc trong dư luận.
Do tính cần thiết của quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2025 nên khi xây dựng cần dựa trên quy hoạch chung về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có các quy hoạch về tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh đó, cần cập nhật các thông tin, số liệu về khối lượng chất thải rắn phát sinh để có các dự báo sát thực; điều chỉnh một số mục tiêu về thu gom, xử lý chất thải rắn cho phù hợp với các nghị quyết về bảo vệ môi trường đã được địa phương thông qua./.
Để việc xử lý rác đảm bảo yêu cầu không gây ô nhiễm môi trường, tỉnh Đồng Nai đã thống nhất quy hoạch 9 khu xử lý rác tại các huyện, thị với các công nghệ xử lý hiện đại. Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho xử lý rác đến năm 2025 là trên 6.700 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn xã hội hóa.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành, tổ chức thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; thực hiện chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng và thực hiện những quy định mới về thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải; tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với chủ nguồn thải, chủ quản lý chất thải trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 2.246 tấn chất thải rắn thông thường; trong đó có 864 tấn chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và 1.382 tấn chất thải sinh hoạt.
Toàn tỉnh hiện có 72 đơn vị và cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; phân loại, thu gom, vận chuyển được khoảng 1.876 tấn/ngày (chiếm 83,5% tổng khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh).
Trong những năm qua, công tác quản lý chất thải trên địa bàn nói chung và chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại nói riêng từng bước được chấn chỉnh, ngày càng đi vào nề nếp. Các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp, tăng cường đầu tư, nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải.
Năm 2010, tỷ lệ thu gom chất thải rắn thông thường đạt 85,2%, thu gom và xử lý chất thải nguy hại đạt 61%.
Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ xử lý chất thải rắn đạt thấp, chất thải nguy hại thu gom chưa triệt để, việc xử lý chưa đạt yêu cầu, có trường hợp còn đổ ra môi trường gây bức xúc trong dư luận.
Do tính cần thiết của quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2025 nên khi xây dựng cần dựa trên quy hoạch chung về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có các quy hoạch về tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng đất.
Bên cạnh đó, cần cập nhật các thông tin, số liệu về khối lượng chất thải rắn phát sinh để có các dự báo sát thực; điều chỉnh một số mục tiêu về thu gom, xử lý chất thải rắn cho phù hợp với các nghị quyết về bảo vệ môi trường đã được địa phương thông qua./.
Lê Hiền (TTXVN/Vietnam+)