Trong dòng sự kiện sôi động của thế giới, Liên bang Nga năm 2011 và 2012 cũng là tâm điểm chú ý của dư luận. Cuộc bầu cử Duma quốc gia (Hạ nghị viện) đã diễn ra ngày 4/12/2011, cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ tổ chức ngày 4/3 sắp tới.
Kinh tế Nga tuy cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng không đến mức chao đảo trong bão. Quan hệ hợp tác, hữu nghị Nga-Việt ngày càng mở rộng và tăng cường.
Phóng viên Vietnam+ đã phỏng vấn Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Chí Tâm, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, về một số vấn đề quan hệ kinh tế Việt-Nga.
- Xin ông cho biết quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong năm 2011 có những nét gì nổi bật?
Ông Nguyễn Chí Tâm: Quan hệ Việt-Nga là quan hệ đối tác chiến lược thật sự, trong đó quan hệ kinh tế - thương mại đóng vai trò then chốt. Có thể nói năm 2011 đã đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga. Các lĩnh vực hợp tác chính như năng lượng (điện, dầu mỏ, khí đốt), thương mại, đầu tư đều có sự phát triển, tăng trưởng và mở rộng.
Hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí không còn gói gọn trong khuôn khổ Liên doanh Vietsovpetro thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam mà đã mở rộng sang cả lãnh thổ Liên bang Nga rộng lớn và sang nước thứ ba. Cụ thể, trong năm 2011 Liên doanh RusVietPetro giữa Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với Công ty Zarubezneft của Liên bang Nga đã khai thác 1,5 triệu tấn dầu tại 2 mỏ thuộc Khu tự trị Nenetski, phía Bắc nước Nga.
Sự kiện đặc biệt phản ánh sự tăng cường và mở rộng đáng kể hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Nga trong năm 2011 là việc hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc Liên bang Nga cho Việt Nam vay khoản tín dụng trị giá 10,5 tỷ USD. Ngày 15/11/2011, Hiệp định tín dụng này đã được ký tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Ông Igor Shuvalov, Phó Thủ thướng Thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật. Phần lớn gói tín dụng này sẽ được dùng để xây dựng Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam. Theo thảo thuận giữa Chính phủ hai nước, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga Rosatom sẽ xây dựng Nhà máy điện nguyên tử này tại tỉnh Ninh Thuận.
Về quan hệ thương mại, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt-Nga năm 2011 đạt 2,12 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2010. Đặc biệt là Việt Nam đã khắc phục được tình trạng nhập siêu cố hữu trong thương mại với Liên bang Nga và lần đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nga. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga năm 2011 đạt 1,38 tỷ USD, tăng 66,2% so với năm 2010; trong khi nhập khẩu từ Liên bang Nga là 740 triệu USD, giảm 26% so với năm 2010.
Gần đây hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 5 tỷ USD vào năm 2013.
Quan hệ Việt-Nga trong lĩnh vực du lịch - ngành “công nghiệp không khói” - cũng đã có bước phát triển khởi sắc trong năm qua. Cùng với việc Việt Nam đơn phương bỏ visa cho công dân Nga tới Việt Nam trong thời hạn 15 ngày và trước những biến động phức tạp trên một số thị trường du lịch truyền thống của khách du lịch Nga như Trung Đông, Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan..., lượng khách Nga đi du lịch sang Việt Nam ngày một tăng. Nếu như năm 2010 lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam khoảng 70 nghìn người thì năm 2011 con số này ước đạt khoảng 120.000 người, tăng gần gấp đôi.
- Bước sang năm 2012, chúng ta có thể kỳ vọng gì về quan hệ kinh tế giữa hai nước? Về phía Việt Nam, những biện pháp gì sẽ được chú trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt- Nga phát triển mạnh và hiệu quả hơn nữa?
Ông Nguyễn Chí Tâm: Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và mức độ ưu tiên cao của việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga. Với Liên bang Nga, cuộc bầu cử Duma Quốc gia ngày 4/12/2011 với thắng lợi giành xấp xỉ 50% số ghế của Đảng Nước Nga Thống nhất và với triển vọng Thủ tướng Putin nhiều khả năng sẽ đắc cử trong bầu cử Tổng thống tháng 3/2012, chính sách tăng cường hợp nhiều mặt tác và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt nam của Liên bang Nga chắc chắn sẽ được tiếp tục duy trì và củng cố. Đó sẽ là nền tảng cơ sở vững chắc từ cả hai phía cho việc tăng cường, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo.
Việc Liên bang Nga trở thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2012 cũng sẽ là một nhân tố thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga khi hai nước có quan hệ thương mại theo những quy chuẩn chung của WTO mà cả hai nước đều là thành viên.
Với những thuận lợi cơ bản đó, có thể hy vọng rằng quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga năm 2012 sẽ tiếp tục có những bước khởi sắc cả về thương mại, cũng như hợp tác đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác then chốt như năng lượng điện, dầu mỏ và khí đốt... Tuy nhiên hiện tại cũng cần nhìn nhận một thực tế là khối lượng và quy mô quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước vẫn còn rất nhỏ bé, khiêm tốn, chưa thật sự ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, chưa phản ánh đúng nhu cầu và tiềm năng của cả hai bên. Năm 2011 Liên bang Nga xuất khẩu ra thị trường thế giới trên 520 tỷ USD, trong đó xuất sang Việt Nam chỉ khoảng 1 tỷ USD, tức chưa bằng 0,2% tổng xuất khẩu của Nga. Với Việt Nam, nếu lấy con số làm tròn của xuất khẩu cả nước năm 2011 là 96 tỷ USD, thì xuất khẩu sang Nga ở mức khoảng 1,2 tỷ USD là một tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tế đó đòi hỏi cả hai phía phải quan tâm và có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa để tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Nga. Cụ thể về phía Việt Nam cần chú trọng đúng mức một số giải pháp như sau:
Một là, quán triệt đúng đắn và đầy đủ và thống nhất từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp chủ trương của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga, kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, cân đối lợi ích tổng thể của đất nước (lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, lợi ích bảo vệ độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ).
Hai là, các bộ, ngành hữu quan có kế hoạch và chương trình cụ thể thực hiện Danh mục “ Những nhiệm vụ ưu tiên” trong quan hệ Việt-Nga do lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất đề ra; định kỳ báo cáo Chính phủ về tiến độ và kết qủa triển khai;
Ba là, nâng cao hơn nữa và trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ủy ban liên chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học kỹ thuật với tư cách là cơ cấu chủ trì thực thi quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là sau khi hai bên nâng cấp đồng Chủ tịch Ủy ban lên cấp Phó Thủ tướng Chính phủ của mỗi nước.
Bốn là, tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý, nhất là ở cấp bộ, ngành cho hợp tác song phương Việt-Nga, như trong lĩnh vực kiểm dịch động thực vât, vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh toán, hải quan, hợp tác lao động... nâng cao tính thuận lợi, minh bạch của hành lang pháp lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác lẫn nhau;
Năm là, các bộ, ngành hữu quan, Phòng Thương mại-Công nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, nắm bắt và khai thác các cơ hội hợp tác kinh doanh;
Sáu là, chủ động và tích cực đẩy nhanh tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Mậu dịch tự do Việt Nam-Liên minh Thuế quan (Nga, Kazakstan, Belarus) nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên bang Nga và các nước thành viên hiện tại và tương lai của Liên minh này.
Về phần mình, với vai trò là cầu nối thiết thực của quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga, với chức năng thực hiện công tác ngoại giao kinh tế của mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã, đang và sẽ tiếp tục làm hết sức mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan và giới doanh nghiệp trong nước để thực hiện một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm của mình là góp phần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-nội hàm cơ bản của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga."
- Xin cảm ơn ông./.
Kinh tế Nga tuy cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng không đến mức chao đảo trong bão. Quan hệ hợp tác, hữu nghị Nga-Việt ngày càng mở rộng và tăng cường.
Phóng viên Vietnam+ đã phỏng vấn Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Chí Tâm, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, về một số vấn đề quan hệ kinh tế Việt-Nga.
- Xin ông cho biết quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong năm 2011 có những nét gì nổi bật?
Ông Nguyễn Chí Tâm: Quan hệ Việt-Nga là quan hệ đối tác chiến lược thật sự, trong đó quan hệ kinh tế - thương mại đóng vai trò then chốt. Có thể nói năm 2011 đã đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga. Các lĩnh vực hợp tác chính như năng lượng (điện, dầu mỏ, khí đốt), thương mại, đầu tư đều có sự phát triển, tăng trưởng và mở rộng.
Hợp tác Việt-Nga trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí không còn gói gọn trong khuôn khổ Liên doanh Vietsovpetro thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam mà đã mở rộng sang cả lãnh thổ Liên bang Nga rộng lớn và sang nước thứ ba. Cụ thể, trong năm 2011 Liên doanh RusVietPetro giữa Tập Đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với Công ty Zarubezneft của Liên bang Nga đã khai thác 1,5 triệu tấn dầu tại 2 mỏ thuộc Khu tự trị Nenetski, phía Bắc nước Nga.
Sự kiện đặc biệt phản ánh sự tăng cường và mở rộng đáng kể hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Nga trong năm 2011 là việc hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc Liên bang Nga cho Việt Nam vay khoản tín dụng trị giá 10,5 tỷ USD. Ngày 15/11/2011, Hiệp định tín dụng này đã được ký tại Hà Nội trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Ông Igor Shuvalov, Phó Thủ thướng Thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga, Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt về hợp tác kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật. Phần lớn gói tín dụng này sẽ được dùng để xây dựng Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam. Theo thảo thuận giữa Chính phủ hai nước, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Liên bang Nga Rosatom sẽ xây dựng Nhà máy điện nguyên tử này tại tỉnh Ninh Thuận.
Về quan hệ thương mại, theo số liệu của Bộ Công Thương Việt Nam, kim ngạch thương mại Việt-Nga năm 2011 đạt 2,12 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2010. Đặc biệt là Việt Nam đã khắc phục được tình trạng nhập siêu cố hữu trong thương mại với Liên bang Nga và lần đầu tiên Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Nga. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga năm 2011 đạt 1,38 tỷ USD, tăng 66,2% so với năm 2010; trong khi nhập khẩu từ Liên bang Nga là 740 triệu USD, giảm 26% so với năm 2010.
Gần đây hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên mức 5 tỷ USD vào năm 2013.
Quan hệ Việt-Nga trong lĩnh vực du lịch - ngành “công nghiệp không khói” - cũng đã có bước phát triển khởi sắc trong năm qua. Cùng với việc Việt Nam đơn phương bỏ visa cho công dân Nga tới Việt Nam trong thời hạn 15 ngày và trước những biến động phức tạp trên một số thị trường du lịch truyền thống của khách du lịch Nga như Trung Đông, Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan..., lượng khách Nga đi du lịch sang Việt Nam ngày một tăng. Nếu như năm 2010 lượng khách du lịch Nga sang Việt Nam khoảng 70 nghìn người thì năm 2011 con số này ước đạt khoảng 120.000 người, tăng gần gấp đôi.
- Bước sang năm 2012, chúng ta có thể kỳ vọng gì về quan hệ kinh tế giữa hai nước? Về phía Việt Nam, những biện pháp gì sẽ được chú trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Việt- Nga phát triển mạnh và hiệu quả hơn nữa?
Ông Nguyễn Chí Tâm: Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và mức độ ưu tiên cao của việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga. Với Liên bang Nga, cuộc bầu cử Duma Quốc gia ngày 4/12/2011 với thắng lợi giành xấp xỉ 50% số ghế của Đảng Nước Nga Thống nhất và với triển vọng Thủ tướng Putin nhiều khả năng sẽ đắc cử trong bầu cử Tổng thống tháng 3/2012, chính sách tăng cường hợp nhiều mặt tác và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt nam của Liên bang Nga chắc chắn sẽ được tiếp tục duy trì và củng cố. Đó sẽ là nền tảng cơ sở vững chắc từ cả hai phía cho việc tăng cường, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược Việt-Nga trong năm 2012 và giai đoạn tiếp theo.
Việc Liên bang Nga trở thành thành viên chính thức của WTO từ năm 2012 cũng sẽ là một nhân tố thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga khi hai nước có quan hệ thương mại theo những quy chuẩn chung của WTO mà cả hai nước đều là thành viên.
Với những thuận lợi cơ bản đó, có thể hy vọng rằng quan hệ kinh tế-thương mại Việt-Nga năm 2012 sẽ tiếp tục có những bước khởi sắc cả về thương mại, cũng như hợp tác đầu tư, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác then chốt như năng lượng điện, dầu mỏ và khí đốt... Tuy nhiên hiện tại cũng cần nhìn nhận một thực tế là khối lượng và quy mô quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước vẫn còn rất nhỏ bé, khiêm tốn, chưa thật sự ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, chưa phản ánh đúng nhu cầu và tiềm năng của cả hai bên. Năm 2011 Liên bang Nga xuất khẩu ra thị trường thế giới trên 520 tỷ USD, trong đó xuất sang Việt Nam chỉ khoảng 1 tỷ USD, tức chưa bằng 0,2% tổng xuất khẩu của Nga. Với Việt Nam, nếu lấy con số làm tròn của xuất khẩu cả nước năm 2011 là 96 tỷ USD, thì xuất khẩu sang Nga ở mức khoảng 1,2 tỷ USD là một tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu của Việt Nam.
Thực tế đó đòi hỏi cả hai phía phải quan tâm và có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa để tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại Việt-Nga. Cụ thể về phía Việt Nam cần chú trọng đúng mức một số giải pháp như sau:
Một là, quán triệt đúng đắn và đầy đủ và thống nhất từ trung ương đến địa phương và doanh nghiệp chủ trương của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga, kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, cân đối lợi ích tổng thể của đất nước (lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, lợi ích bảo vệ độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ).
Hai là, các bộ, ngành hữu quan có kế hoạch và chương trình cụ thể thực hiện Danh mục “ Những nhiệm vụ ưu tiên” trong quan hệ Việt-Nga do lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất đề ra; định kỳ báo cáo Chính phủ về tiến độ và kết qủa triển khai;
Ba là, nâng cao hơn nữa và trò trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của Ủy ban liên chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học kỹ thuật với tư cách là cơ cấu chủ trì thực thi quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là sau khi hai bên nâng cấp đồng Chủ tịch Ủy ban lên cấp Phó Thủ tướng Chính phủ của mỗi nước.
Bốn là, tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ sở pháp lý, nhất là ở cấp bộ, ngành cho hợp tác song phương Việt-Nga, như trong lĩnh vực kiểm dịch động thực vât, vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh toán, hải quan, hợp tác lao động... nâng cao tính thuận lợi, minh bạch của hành lang pháp lý, hỗ trợ cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác lẫn nhau;
Năm là, các bộ, ngành hữu quan, Phòng Thương mại-Công nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong công tác thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, nắm bắt và khai thác các cơ hội hợp tác kinh doanh;
Sáu là, chủ động và tích cực đẩy nhanh tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Mậu dịch tự do Việt Nam-Liên minh Thuế quan (Nga, Kazakstan, Belarus) nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Liên bang Nga và các nước thành viên hiện tại và tương lai của Liên minh này.
Về phần mình, với vai trò là cầu nối thiết thực của quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Nga, với chức năng thực hiện công tác ngoại giao kinh tế của mình, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã, đang và sẽ tiếp tục làm hết sức mình, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan và giới doanh nghiệp trong nước để thực hiện một trong những nhiệm vụ công tác trọng tâm của mình là góp phần phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-nội hàm cơ bản của quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga."
- Xin cảm ơn ông./.
Thảo Tùng (Vietnam+)