Ngày 20/9, Cục Xúc tiến Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Bộ Công Thương phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp thành phố (Hepza) tổ chức hội thảo “Hợp tác xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông và châu Phi” nhằm đẩy mạnh sự hợp tác và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Theo báo cáo tại hội thảo, trong 9 tháng năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Đông ước đạt khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,62 tỷ USD, nhập khẩu 1,88 tỷ USD.
Trung Đông và châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam, thị trường nhập khẩu hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dược phẩm, máy móc thiết bị, công nghệ và hàng hóa rất lớn, đặc biệt là nông sản.
Tuy nhiên, các loại hàng hóa Việt Nam vào Trung Đông và châu Phi chưa có thị phần lớn, tốc độ gia tăng chưa cao.
Bà Bùi Phương An, đại diện Cục Xúc tiến Thương mại cho biết hội thảo là dịp nhiều đơn vị xúc tiến thương mại thuộc các tỉnh-thành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ và liên kết với nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, chất lượng dịch vụ phân phối của doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường thuộc khu vực Trung Đông và châu Phi.
So với các khu vực khác, Trung Đông và châu Phi ít bị lo lắng về vấn đề thuế chống phá giá vì thị trường vẫn còn tình trạng thiếu hàng hóa và chưa cần đưa ra nhiều chính sách bảo vệ hàng trong nước. Mặc dù vậy, khi giao dịch và hợp tác thương mại với thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải một số rủi ro nhất định trong giao nhận hàng, thanh toán, các rào cản thương mại và các vụ lừa đảo.
Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, trong giao dịch và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua đơn vị thứ 3 (tổ chức Nhà nước hoặc tổ chức quốc tế) để thẩm định lại thông tin doanh nghiệp, đồng thời nên tránh việc ký kết các hợp đồng phân phối sản phẩm độc quyền để tránh mất quyền lợi về sau.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi các mặt hàng:như nông sản, hải sản, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và nhập khẩu các mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón, hóa chất…
Những thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng tại khu vực Trung Đông và châu Phi có thể kể đến như Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Ngà… trong đó, thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao như Iraq, Ai Cập, UAE./.
Theo báo cáo tại hội thảo, trong 9 tháng năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Đông ước đạt khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,62 tỷ USD, nhập khẩu 1,88 tỷ USD.
Trung Đông và châu Phi được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam, thị trường nhập khẩu hầu hết các mặt hàng tiêu dùng, dược phẩm, máy móc thiết bị, công nghệ và hàng hóa rất lớn, đặc biệt là nông sản.
Tuy nhiên, các loại hàng hóa Việt Nam vào Trung Đông và châu Phi chưa có thị phần lớn, tốc độ gia tăng chưa cao.
Bà Bùi Phương An, đại diện Cục Xúc tiến Thương mại cho biết hội thảo là dịp nhiều đơn vị xúc tiến thương mại thuộc các tỉnh-thành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ và liên kết với nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, chất lượng dịch vụ phân phối của doanh nghiệp Việt Nam đối với thị trường thuộc khu vực Trung Đông và châu Phi.
So với các khu vực khác, Trung Đông và châu Phi ít bị lo lắng về vấn đề thuế chống phá giá vì thị trường vẫn còn tình trạng thiếu hàng hóa và chưa cần đưa ra nhiều chính sách bảo vệ hàng trong nước. Mặc dù vậy, khi giao dịch và hợp tác thương mại với thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải một số rủi ro nhất định trong giao nhận hàng, thanh toán, các rào cản thương mại và các vụ lừa đảo.
Theo ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, trong giao dịch và ký kết hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua đơn vị thứ 3 (tổ chức Nhà nước hoặc tổ chức quốc tế) để thẩm định lại thông tin doanh nghiệp, đồng thời nên tránh việc ký kết các hợp đồng phân phối sản phẩm độc quyền để tránh mất quyền lợi về sau.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và châu Phi các mặt hàng:như nông sản, hải sản, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử và nhập khẩu các mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón, hóa chất…
Những thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng tại khu vực Trung Đông và châu Phi có thể kể đến như Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Ngà… trong đó, thị trường đang có tốc độ tăng trưởng cao như Iraq, Ai Cập, UAE./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)