Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô tháng 11 của HSBC, Ngân hàng này đánh giá, từ vị trí là một đầu tàu tăng trưởng đáng nể tại châu Á, GDP của Việt Nam giảm đi đáng kể trong vòng vài năm qua.
Trước tình hình này, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ giảm xuống 5% năm nay từ mức 5,9% năm 2011 và sẽ chỉ tăng ở mức khiêm tốn 5,3% vào năm 2013 và 5,6% vào năm 2014.
Báo này này cho hay, hiện vẫn chưa có những cải cách cụ thể đối với các doanh nghiệp nhà nước và cũng có ít dấu hiệu cho thấy sẽ sớm có những cải cách. Do vậy, điều mà phần lớn các nhà quan sát Việt Nam muốn thấy là Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh; cải thiện sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương để thực thi luật pháp một cách có hiệu lực; thúc đẩy năng lực chế biến của Việt Nam để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu...
Ngoài ra, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 do HSBC công bố tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm so với tháng 9 cho thấy sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục yếu đi trong khi cầu nội địa và quốc tế chưa được cải thiện.
Cụ thể, PMI tháng 10 của các ngành sản xuất giảm xuống mức 48,7 điểm trong tháng 10, so với con số 49,2 của tháng 9. PMI phản ánh sự thay đổi về số lượng đơn hàng tại doanh nghiệp, với 50 điểm là mốc cân bằng. Việc chỉ số ngày càng lùi xa (thấp hơn) mốc này cho thấy số đơn hàng đang giảm xuống và ngược lại.
Tuy nhiên, HSBC đánh giá, Việt Nam còn có sự bền bỉ. Bản khảo sát mới nhất về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy Việt Nam có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia (nhưng ở sau Thái Lan một khoảng cách khá xa).
Bên cạnh đó, tăng trưởng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại so với cuối năm trước đang ở mức hai con số. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng, tính từ cuối năm ngoái tới nay đã vượt tổng mức xuất sang Trung Quốc của cả năm 2011, điều này bắt nguồn từ thực tế Việt Nam đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng lên, dẫn tới một vài hàng hóa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất sang Trung Quốc. Đây là một cơ hội đối với Việt Nam.
Điều đáng lạc quan nhất là dòng vốn FDI ổn định, cung cấp vốn đầu tư và công ăn việc làm đang rất cần thiết cũng như khoản kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu tiết kiệm năm nay có thể sử dụng để đầu tư vào các cơ hội làm tăng năng suất của nền kinh tế trong dài hạn, Việt Nam có thể trở lại vững vàng hơn, HSBC nhận xét.
Về lạm phát, HSBC cho rằng gần đây chỉ số này được kiềm chế tương đối tốt (tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ và tăng 6,02% so với cuối năm ngoái). Tổ chức này dự báo, lạm phát năm 2012 sẽ ở mức 8%, sang năm 2013 tăng lên 10,8% và năm 2014 ở 9,4%.
HSBC nhận định, với lạm phát dự tính tăng dần dần từ giờ tới cuối năm, HSBC không kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ và lãi suất OMO ổn định ở mức 8%. Nếu có thì lãi suất sẽ tăng lại vào năm sau./.
Trước tình hình này, HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ giảm xuống 5% năm nay từ mức 5,9% năm 2011 và sẽ chỉ tăng ở mức khiêm tốn 5,3% vào năm 2013 và 5,6% vào năm 2014.
Báo này này cho hay, hiện vẫn chưa có những cải cách cụ thể đối với các doanh nghiệp nhà nước và cũng có ít dấu hiệu cho thấy sẽ sớm có những cải cách. Do vậy, điều mà phần lớn các nhà quan sát Việt Nam muốn thấy là Chính phủ sẽ làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh; cải thiện sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương để thực thi luật pháp một cách có hiệu lực; thúc đẩy năng lực chế biến của Việt Nam để tăng giá trị xuất khẩu, giảm chi phí nhập khẩu...
Ngoài ra, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 do HSBC công bố tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm so với tháng 9 cho thấy sức sản xuất của doanh nghiệp tiếp tục yếu đi trong khi cầu nội địa và quốc tế chưa được cải thiện.
Cụ thể, PMI tháng 10 của các ngành sản xuất giảm xuống mức 48,7 điểm trong tháng 10, so với con số 49,2 của tháng 9. PMI phản ánh sự thay đổi về số lượng đơn hàng tại doanh nghiệp, với 50 điểm là mốc cân bằng. Việc chỉ số ngày càng lùi xa (thấp hơn) mốc này cho thấy số đơn hàng đang giảm xuống và ngược lại.
Tuy nhiên, HSBC đánh giá, Việt Nam còn có sự bền bỉ. Bản khảo sát mới nhất về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy Việt Nam có môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn Ấn Độ, Philippines và Indonesia (nhưng ở sau Thái Lan một khoảng cách khá xa).
Bên cạnh đó, tăng trưởng xuất khẩu ở thời điểm hiện tại so với cuối năm trước đang ở mức hai con số. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tăng, tính từ cuối năm ngoái tới nay đã vượt tổng mức xuất sang Trung Quốc của cả năm 2011, điều này bắt nguồn từ thực tế Việt Nam đang ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng lên, dẫn tới một vài hàng hóa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất sang Trung Quốc. Đây là một cơ hội đối với Việt Nam.
Điều đáng lạc quan nhất là dòng vốn FDI ổn định, cung cấp vốn đầu tư và công ăn việc làm đang rất cần thiết cũng như khoản kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu tiết kiệm năm nay có thể sử dụng để đầu tư vào các cơ hội làm tăng năng suất của nền kinh tế trong dài hạn, Việt Nam có thể trở lại vững vàng hơn, HSBC nhận xét.
Về lạm phát, HSBC cho rằng gần đây chỉ số này được kiềm chế tương đối tốt (tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ và tăng 6,02% so với cuối năm ngoái). Tổ chức này dự báo, lạm phát năm 2012 sẽ ở mức 8%, sang năm 2013 tăng lên 10,8% và năm 2014 ở 9,4%.
HSBC nhận định, với lạm phát dự tính tăng dần dần từ giờ tới cuối năm, HSBC không kỳ vọng Ngân hàng nhà nước sẽ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ và lãi suất OMO ổn định ở mức 8%. Nếu có thì lãi suất sẽ tăng lại vào năm sau./.
Thúy Hà (Vietnam+)