Ngày 2/8, HSBC đã công bố báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam, Triển vọng thị trường Việt Nam tháng 8/2012.
Báo cáo này nhận định, trong tháng 7, lạm phát giảm còn 5% từ mức đỉnh điểm 23% của năm 2011; thâm hụt thương mại được thu hẹp và dự trữ ngoại tệ tăng. Chính vì thế, các nhà quản lý đã thành công trong việc củng cố cân bằng phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát và triển khai các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu đã khiến ngành sản xuất tiếp tục chậm lại trong tháng 7. Điều này góp phần dự đoán sẽ có thêm đợt cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Theo HSBC, các nhà làm chính sách Việt Nam cho biết họ sẵn sàng thực hiện các động thái cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Có một số biện pháp đã được áp dụng từ năm ngoái nhằm thắt chặt tín dụng và kìm hãm nhu cầu. Nhờ đó, lạm phát đã giảm, cán cân thương mại 7 tháng đầu năm cũng thu hẹp chỉ còn 58 triệu USD, một mức giảm đáng kể so với con số 6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Tiền đồng Việt Nam cũng khá ổn định kể từ đầu năm. Hơn nữa, nguồn dự trữ ngoại hối cũng tăng lên nhờ vào thâm hụt thương mại đã được cải thiện và nguồn vốn FDI được giải ngân dồi dào. Chính phủ cũng vừa thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề cần giải quyết như tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp; các biện pháp thắt chặt tín dụng bộc lộ sự quá phụ thuộc vào tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhưng cùng lúc, động thái thắt chặt này cũng phản ánh cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vấn đề về nợ xấu trong hệ thống.
Mặt khác, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhu cầu nội địa giảm sút và tăng trưởng toàn cầu đang khá yếu. Hành vi chi tiêu của người dân và cả doanh nghiệp đang ngày một cẩn trọng cộng với lạm phát giảm dần cho thấy Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng trong thời gian tới.
HSBC cho rằng sẽ sớm có thông tin về việc cắt giảm thêm 1% lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động trong thời gian gần, nhưng việc cắt giảm lãi suất này cũng khó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sử dụng các biện pháp hành chính để thuyết phục các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay.
Báo cáo này cũng nhận định, Việt Nam đang đi đúng hướng khi đã cắt giảm nợ và áp dụng những biện pháp thúc đẩy năng suất mà sẽ đưa nền kinh tế quay trở lại đà tăng trưởng nhanh…/.
Báo cáo này nhận định, trong tháng 7, lạm phát giảm còn 5% từ mức đỉnh điểm 23% của năm 2011; thâm hụt thương mại được thu hẹp và dự trữ ngoại tệ tăng. Chính vì thế, các nhà quản lý đã thành công trong việc củng cố cân bằng phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát và triển khai các biện pháp cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu đã khiến ngành sản xuất tiếp tục chậm lại trong tháng 7. Điều này góp phần dự đoán sẽ có thêm đợt cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Theo HSBC, các nhà làm chính sách Việt Nam cho biết họ sẵn sàng thực hiện các động thái cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Có một số biện pháp đã được áp dụng từ năm ngoái nhằm thắt chặt tín dụng và kìm hãm nhu cầu. Nhờ đó, lạm phát đã giảm, cán cân thương mại 7 tháng đầu năm cũng thu hẹp chỉ còn 58 triệu USD, một mức giảm đáng kể so với con số 6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Tiền đồng Việt Nam cũng khá ổn định kể từ đầu năm. Hơn nữa, nguồn dự trữ ngoại hối cũng tăng lên nhờ vào thâm hụt thương mại đã được cải thiện và nguồn vốn FDI được giải ngân dồi dào. Chính phủ cũng vừa thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực ngân hàng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những vấn đề cần giải quyết như tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp; các biện pháp thắt chặt tín dụng bộc lộ sự quá phụ thuộc vào tín dụng để duy trì tăng trưởng kinh tế. Nhưng cùng lúc, động thái thắt chặt này cũng phản ánh cam kết của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vấn đề về nợ xấu trong hệ thống.
Mặt khác, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhu cầu nội địa giảm sút và tăng trưởng toàn cầu đang khá yếu. Hành vi chi tiêu của người dân và cả doanh nghiệp đang ngày một cẩn trọng cộng với lạm phát giảm dần cho thấy Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng trong thời gian tới.
HSBC cho rằng sẽ sớm có thông tin về việc cắt giảm thêm 1% lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất huy động trong thời gian gần, nhưng việc cắt giảm lãi suất này cũng khó có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sử dụng các biện pháp hành chính để thuyết phục các ngân hàng cắt giảm lãi suất cho vay.
Báo cáo này cũng nhận định, Việt Nam đang đi đúng hướng khi đã cắt giảm nợ và áp dụng những biện pháp thúc đẩy năng suất mà sẽ đưa nền kinh tế quay trở lại đà tăng trưởng nhanh…/.
Hà Huy Hiệp (TTXVN)