Từ nay đến 2015, tỉnh Thừa Thiên-Huế tập trung các nguồn lực phát triển du lịch ven biển và vùng phụ cận, thay vì chỉ bó hẹp trong việc khai thác hệ thống di tích cố đô Huế như lâu nay.
Tỉnh phấn đấu đón khoảng 4,2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015; trong đó hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế.
Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch trong giai đoạn này chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp, vốn tư nhân và các nguồn huy động hợp pháp khác; vốn ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 20%.
Tỉnh hình thành cụm du lịch thành phố Huế-dải ven biển và phụ cận, bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thủy, Hương Trà và Phú Vang.
Về phía Nam là Cụm du lịch Cảnh Dương-Bạch Mã-Lăng Cô-Hải Vân, hạt nhân là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai... Cụm du lịch A Lưới-đường mòn Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch văn hóa, sinh thái.
Về phía Bắc, tỉnh chú ý khai thác du lịch gắn với các tuor tuyến như Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương-Hàm Rồng, Khu nước nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, bãi biển Thuận An, Bãi biển Điền Hải - Điền Hoà, các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông, A Lưới.
Sự phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên-Huế còn hướng tới việc tạo ra hiệu năng mới cho các ngành nghề phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
Nét văn hóa ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn cũng là một trong những thế mạnh cần được khai thác tốt hơn để hấp dẫn khách du lịch của Thừa Thiên-Huế.
Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong năm 2011, du lịch Thừa Thiên-Huế tập trung vào bốn dòng sản phẩm đặc trưng "Cùng khám phá Huế," "Đến Huế tạo trải nghiệm cho riêng mình," "Tận hưởng với Huế," "Hành trình qua thời gian," với mục tiêu thu hút khoảng 1,7-1,85 triệu lượt khách du lịch, tăng 17%; trong đó có 700.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010./.
Tỉnh phấn đấu đón khoảng 4,2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2015; trong đó hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế.
Đáng chú ý, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch trong giai đoạn này chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp, vốn tư nhân và các nguồn huy động hợp pháp khác; vốn ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 20%.
Tỉnh hình thành cụm du lịch thành phố Huế-dải ven biển và phụ cận, bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thủy, Hương Trà và Phú Vang.
Về phía Nam là Cụm du lịch Cảnh Dương-Bạch Mã-Lăng Cô-Hải Vân, hạt nhân là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai... Cụm du lịch A Lưới-đường mòn Hồ Chí Minh nhằm phát triển du lịch văn hóa, sinh thái.
Về phía Bắc, tỉnh chú ý khai thác du lịch gắn với các tuor tuyến như Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương-Hàm Rồng, Khu nước nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, bãi biển Thuận An, Bãi biển Điền Hải - Điền Hoà, các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông, A Lưới.
Sự phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên-Huế còn hướng tới việc tạo ra hiệu năng mới cho các ngành nghề phát triển, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục và phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới.
Nét văn hóa ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn cũng là một trong những thế mạnh cần được khai thác tốt hơn để hấp dẫn khách du lịch của Thừa Thiên-Huế.
Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong năm 2011, du lịch Thừa Thiên-Huế tập trung vào bốn dòng sản phẩm đặc trưng "Cùng khám phá Huế," "Đến Huế tạo trải nghiệm cho riêng mình," "Tận hưởng với Huế," "Hành trình qua thời gian," với mục tiêu thu hút khoảng 1,7-1,85 triệu lượt khách du lịch, tăng 17%; trong đó có 700.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2010./.
QuốcViệt (Vietnam+)