Ngày 6/2, tại Chùa Pháp Vân, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm (Hưng Yên), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp của các vị chức sắc Phật giáo, tăng ni phật tử về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã giới thiệu nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn các đại biểu nghiên cứu tài liệu và gợi ý các nội dung cần đóng góp bổ sung ý kiến để bản Hiến pháp thực sự thể hiện được vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Các tăng, ni và phật tử tham dự đã thể hiện sự đồng tình cao với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nêu ý kiến xung quanh việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, tập trung đóng góp ý kiến đối với Điều 26 về quyền tự do tín ngưỡng, bảo hộ nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, không được trái với thuần phong mỹ tục và không mê tín dị đoan.
Các đại biểu cho rằng Điều 25 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng nên quy định rõ hơn. Cụ thể như trong khoản 1 Điều 25 nên nhấn mạnh thêm "không ai có quyền bắt buộc theo hay không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật."
Với khoản 2 Điều 25 nên bổ sung cụm từ "không ai có quyền xúc phạm đến niềm tin, lý tưởng, giáo lý của các tôn giáo đang sinh hoạt hợp pháp"./.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã giới thiệu nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; hướng dẫn các đại biểu nghiên cứu tài liệu và gợi ý các nội dung cần đóng góp bổ sung ý kiến để bản Hiến pháp thực sự thể hiện được vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đáp ứng tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Các tăng, ni và phật tử tham dự đã thể hiện sự đồng tình cao với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nêu ý kiến xung quanh việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời, tập trung đóng góp ý kiến đối với Điều 26 về quyền tự do tín ngưỡng, bảo hộ nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, không được trái với thuần phong mỹ tục và không mê tín dị đoan.
Các đại biểu cho rằng Điều 25 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng nên quy định rõ hơn. Cụ thể như trong khoản 1 Điều 25 nên nhấn mạnh thêm "không ai có quyền bắt buộc theo hay không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật."
Với khoản 2 Điều 25 nên bổ sung cụm từ "không ai có quyền xúc phạm đến niềm tin, lý tưởng, giáo lý của các tôn giáo đang sinh hoạt hợp pháp"./.
Mai Ngoan (TTXVN)