Huy động sự tham gia của người dân để phòng, chống COVID-19 thành công

Sáng 26/7, Tổ phòng, chống dịch cộng đồng phường Hòa Khánh Bắc (Đà Nẵng) chính thức hoạt động, lan tỏa tới người dân tinh thần “chống dịch như chống giặc.”
Nhiệm vụ của Tổ phòng, chống dịch cộng đồng là đến từng hộ dân, gặp từng người dân để kiểm tra thân nhiệt, hỏi thăm tình hình sức khỏe và báo cáo hàng ngày cho Ủy ban Nhân dân phường Hòa Khánh Bắc. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Nhiệm vụ của Tổ phòng, chống dịch cộng đồng là đến từng hộ dân, gặp từng người dân để kiểm tra thân nhiệt, hỏi thăm tình hình sức khỏe và báo cáo hàng ngày cho Ủy ban Nhân dân phường Hòa Khánh Bắc. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Chưa bao giờ mặc bộ quần áo bảo hộ chống dịch, ông Trần Đức Thắng loay hoay một lúc lâu mới làm theo được hướng dẫn của cán bộ y tế phường.

Mang theo một máy nhiệt kế điện tử cầm tay và một sấp giấy tờ, ông Thắng hòa mình vào nhóm người mặc đồ bảo hộ đến từng hộ dân trong khu dân cư Đa Phước 6 (phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Hôm nay là ngày đầu tiên Tổ công tác phòng, chống dịch cộng đồng phường Hòa Khánh Bắc hoạt động và ông Trần Đức Thắng là một trong những tình nguyện viên đầu tiên đăng ký tham gia.

Những tình nguyện viên U70

Năm nay vừa tròn 70 tuổi, ông Trần Đức Thắng đã có hàng chục năm làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh khu dân cư Đa Phước 6, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Mỗi góc phố, mỗi ngôi nhà, mỗi khuôn mặt người dân trong khu dân cư này, ông Thắng đều nắm rõ.

Trưa 25/7, ngay sau khi Bộ Y tế chính thức công bố ca mắc COVID-19 số 416 là một công dân sinh sống trong khu, ông Trần Đức Thắng đã tình nguyện tham gia Tổ phòng, chống dịch cộng đồng do phường Hòa Khánh Bắc thành lập.

[Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng]

Chiều 25/7, ông Thắng cùng 16 tình nguyện viên khác được tập huấn nhanh công tác kiểm tra y tế, tuyên truyền phòng, chống dịch trong cộng đồng tại Ủy ban Nhân dân phường Hòa Khánh Bắc.

Buổi tập huấn diễn ra nhanh gọn với nhiều thông tin thiết yếu, “cầm tay chỉ việc” những công việc cần thiết, do chính Tiến sỹ, Bác sỹ Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hướng dẫn.

Đến sáng 26/7, Tổ phòng, chống dịch cộng đồng chính thức hoạt động, lan tỏa tới người dân, với tinh thần “chống dịch như chống giặc.”

Tổ phòng, chống dịch cộng đồng có tất cả 17 thành viên, được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm phụ trách khoảng 25 hộ dân.

Nhiệm vụ chính của Tổ là đo nhiệt độ, khảo sát và ghi lại tình hình sức khỏe của từng người dân.

Bên cạnh đó, Tổ cũng đẩy mạnh tuyên truyền người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng chống dịch, báo cáo cho nhân viên y tế phường nếu cảm thấy sức khỏe có vấn đề...

Mỗi ngày một lần, các nhóm trong Tổ phòng, chống dịch cộng đồng sẽ đến từng nhà để tiếp tục công việc, cho tới khi đủ 14 ngày.

Mỗi nhóm đều có một đồng chí công an phường, một cán bộ y tế quận Liên Chiểu và từ 1-2 tình nguyện viên là các Tổ trưởng Tổ dân phố, trưởng các chi hội đoàn thể trong khu dân cư.

Tuy đều là cán bộ hưu trí với tuổi đời trên dưới 60, nhưng các tình nguyện viên vẫn rất nhiệt tình, hăng hái, có trách nhiệm cao với cộng đồng, xã hội.

Ông Phan Minh Đồng, Bí thư Chi bộ Khu dân cư Đa phước 6, cho biết đây là một nhiệm vụ rất cấp bách, có ý nghĩa thiết thực, nên tất cả các tình nguyện viên đều tự nguyện tham gia với tinh thần cao nhất. Hiện giờ quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho người dân, vận động người dân hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với người lạ và tự giãn cách cho đến khi nhận được thông báo mới.

Ông Đồng nói thêm vào ngày đầu tiên công bố có ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng, người dân ở đây khá hoang mang, lo sợ, nhưng đến giờ tâm lý đã phần nào ổn định, tiếp tục cuộc sống trong trạng thái "bình thường mới."

Chống dịch cần sự chung tay của cộng đồng

Không hàng rào cách ly, không chốt trực bảo vệ, không phong tỏa đường phố, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường tại Khu dân cư Đa Phước 6, sau khi một người dân tại đây được công bố là ca bệnh số 416 mắc COVID-19.

Các hàng quán, dịch vụ ở đây đã đóng cửa, người dân cũng cẩn thận hơn và hạn chế ra ngoài khi không thật sự cần thiết.

Huy động sự tham gia của người dân để phòng, chống COVID-19 thành công ảnh 1Bên cạnh kiểm tra sức khỏe, các thành viên trong Tổ sẽ hướng dẫn phương pháp phòng bệnh đúng cách, kịp thời cung cấp các thông tin về diễn biến dịch bệnh cho người dân. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Bệnh nhân đã được đưa đi chữa trị, gia đình bệnh nhân đã được cách ly riêng biệt, một số người hàng xóm thân thiết cũng đã đi cách ly, còn người dân trong khu được giám sát sức khỏe thông qua Tổ phòng, chống dịch cộng đồng.

Đó là công tác phòng, chống dịch cộng đồng đang được triển khai tại khu dân cư này, dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Là người có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa phương, ông Dương cho rằng sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố then chốt để phòng, chống dịch thành công. Tổ phòng, chống dịch cộng đồng cần lấy nòng cốt là chính những người dân trong khu phố, thông thạo địa bàn, quen biết các hộ dân để có thể dễ dàng thăm hỏi, tiếp nhận ý kiến của người dân. Không cần phải là người có chức sắc, không cần có chuyên môn cao, chỉ cần tinh thần tình nguyện, muốn đóng góp công sức cho cộng đồng và có thời gian để tham gia công việc.

Nói sâu hơn về phương pháp này, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Đây không phải là cách ly, mà là khoanh vùng để chủ động giám sát, theo dõi y tế. Mỗi ngày cần đến với người dân để động viên, hướng dẫn bà con phòng chống dịch, kịp thời xua tan những lo lắng, sợ hãi, suy nghĩ sai lầm của người dân. Bên cạnh đó, việc theo dõi nhiệt độ từng người dân mỗi ngày, xử lý đúng quy trình khi phát hiện các trường hợp cảm, sốt cũng giúp kiểm soát bệnh tật tốt hơn.”

Được Viện Vệ sịnh dịch tễ Trung ương tập huấn để triển khai công tác phòng, chống dịch tại địa phương, chị Lê Thị Loan Chiêu, Phó trưởng Trạm Y tế phường Hòa Khánh Bắc, nhận xét: “Tôi đã có một số kinh nghiệm trong đợt chống dịch trước. Nhưng lần này được đoàn của Bộ về hướng dẫn, tôi thấy tự tin hơn, có nhiều kiến thức hơn để thực hiện tốt hướng dẫn, góp phần trong việc kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Phương pháp phòng, chống dịch như thế này giúp người dân an tâm, bình tĩnh, tự tin hơn và phối hợp với lực lượng chức năng tốt hơn.”

Tự nghỉ kinh doanh quán càphê tại gia kể từ khi có thông báo về ca bệnh COVID-19 gần nhà, anh Đoàn Đăng Khoa (Khu dân cư Đa Phước 6, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) cho biết bản thân và gia đình không quá lo lắng về tình hình dịch bệnh. Cuộc sống của anh vẫn diễn ra bình thường, chỉ thay đổi là anh không còn ngồi càphê với bạn bè, mà thay bằng xem tin tức, cập nhật diễn biến dịch bệnh trên đài, báo.

“Gia đình tôi vẫn tự bảo vệ bản thân bằng các bước như hướng dẫn, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần với người lạ. Theo tôi, thay vì hoang mang, lo sợ, mỗi người dân nên bình tĩnh và nghe theo hướng dẫn của các cấp chính quyền,” anh Khoa chia sẻ./.

Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phun thuốc khử trùng từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phun thuốc khử trùng từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng tiến hành truy vết, khoanh vùng điều tra lịch sử dịch tễ ở khu vực dân cư, nơi sinh sống của bệnh nhân COVID-19 số 418. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng tiến hành truy vết, khoanh vùng điều tra lịch sử dịch tễ ở khu vực dân cư, nơi sinh sống của bệnh nhân COVID-19 số 418. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng tiến hành truy vết, khoanh vùng điều tra lịch sử dịch tễ ở khu vực dân cư, nơi sinh sống của bệnh nhân COVID-19 số 418. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng tiến hành truy vết, khoanh vùng điều tra lịch sử dịch tễ ở khu vực dân cư, nơi sinh sống của bệnh nhân COVID-19 số 418. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)
Nhân viên y tế Đà Nẵng phu thuốc khử khuẩn từng nhà, đường ngõ tại khu vực dân cư nơi bệnh nhân COVID-19 số 418 sinh sống. (Ảnh: Võ Dũng/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục