Dù đã chuyển sang làm công tác quản lý nhưng cây viết phóng sự xã hội tiếng tăm một thời Huỳnh Dũng Nhân (nay là Tổng biên tập tạp chí Nghề báo) vẫn còn đó nhiều trăn trở với lứa đàn em. Không chỉ là việc phải "truyền lửa" nghề, truyền đam mê cho các thế hệ trẻ mà anh còn đau đáu về một tờ báo chỉ chuyên... phóng sự. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc mạn đàm với người đàn ông “nặng nghiệp” ấy, để rồi từ thế người khai thác thông tin vô tình lại được chính nhân vật “khai mở” đôi góc cảm xúc về nghề vốn ít nhiều bị lãng quên bấy lâu. Quyền lực ông “chủ vườn”- Đã lâu rồi làng báo nước nhà không có dịp được chứng kiến những “ngôi sao” phóng sự thật nổi bật và có sức viết, sức đi dẻo dai như Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Doãn Hoàng một thời... oanh liệt. Thậm chí, ở sáu mùa Giải Báo chí Quốc gia qua đi rồi vẫn chỉ là những “gương mặt thân quen.” Anh nghĩ sao về thực tế buồn này?Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tôi nghĩ, những cây bút như bạn vừa nói do được sinh ra vào thời kỳ xã hội sôi động và có nhiều vấn đề nóng nên mới có nhiều phóng sự hay. Nhiều năm qua, Giải Báo chí Quốc gia vì có những tiêu chí riêng mà nhiều cây viết phóng sự khó vươn tới nên hầu như không phát hiện ra những gương mặt mới. Cũng có thể vì cấp quản lý ở nhiều tòa soạn họ không quan tâm đến việc tuyển chọn các tác phẩm phóng sự tham gia giải báo chí. Thậm chí, ngay bản thân các cây viết cũng “ngại” trước những... tiêu chí hơi vĩ mô của ban tổ chức nên không hào hứng.
- Phải chăng chính vì tiêu chí vĩ mô như ông vừa nói đã vô tình gạt đi những cây bút phóng sự mới?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Không phải vì tiêu chí mà trước tiên cần tính đến việc thể loại này đã được các báo quan tâm chưa. Ông tổng biên tập giống như một chủ vườn, có trái “ngon” trong vườn ông phải tuyển chọn lên. Nếu ông không gửi lên thì Giải Báo chí Quốc gia làm sao biết được. Thứ hai, do cách chấm của hội đồng giải vẫn theo tôn chỉ mục đích, thiên vào ý nghĩa, vào cái vĩ mô nên những phóng sự đời thường, gai góc được nhiều người đọc thích lại hầu như không có cơ hội lọt vào đây. Cho nên, những cây viết phóng sự “một thời oanh liệt” như bạn nói chỉ có thể được khai phá nếu tổ chức một giải phóng sự riêng. Lúc đấy người ta sẽ quan tâm đến tay nghề, đến lao động phóng viên, việc thể hiện bản lĩnh, thể hiện ngòi bút, phong cách và chất riêng của phóng sự.
- Phải chăng chính vì tiêu chí vĩ mô như ông vừa nói đã vô tình gạt đi những cây bút phóng sự mới?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Không phải vì tiêu chí mà trước tiên cần tính đến việc thể loại này đã được các báo quan tâm chưa. Ông tổng biên tập giống như một chủ vườn, có trái “ngon” trong vườn ông phải tuyển chọn lên. Nếu ông không gửi lên thì Giải Báo chí Quốc gia làm sao biết được. Thứ hai, do cách chấm của hội đồng giải vẫn theo tôn chỉ mục đích, thiên vào ý nghĩa, vào cái vĩ mô nên những phóng sự đời thường, gai góc được nhiều người đọc thích lại hầu như không có cơ hội lọt vào đây. Cho nên, những cây viết phóng sự “một thời oanh liệt” như bạn nói chỉ có thể được khai phá nếu tổ chức một giải phóng sự riêng. Lúc đấy người ta sẽ quan tâm đến tay nghề, đến lao động phóng viên, việc thể hiện bản lĩnh, thể hiện ngòi bút, phong cách và chất riêng của phóng sự.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đi thăm thương binh ở Long Hải (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thời thế tạo anh hùng
- Nhưng tôi vẫn trăn trở một điều, nhiều năm rồi làng phóng sự không thể xuất hiện những gương mặt mới có sức viết bền và hấp dẫn như ông hay các bậc tiền bối một thời...
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi tài năng của các cây bút phóng sự bây giờ không thiếu, nhưng xét ở góc độ nổi bật, trội hẳn lên thì hơi ít. Thời phóng sự xã hội như anh Xuân Ba, như tôi hay Đỗ Doãn Hoàng… mang phong cách, dấu ấn cá nhân và mang chất văn hơi nhiều, sức đi lớn và tờ báo đủ chỗ tải được. Dường như thời ấy đã qua rồi. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng phóng sự điều tra hiện vẫn rất xuất sắc và mạnh mẽ, đạt hiệu ứng xã hội cao. Phóng sự xã hội không được Giải Báo chí Quốc gia nhưng phóng sự điều tra vẫn có thể “chen chân” vào được. Vì đó là những phóng sự rất công phu. Bạn biết rồi đấy, làm báo đã cực, đã nguy hiểm một thì người làm phóng sự điều tra còn cực và nguy hiểm gấp bội lần. Còn thực tế như bạn nói cũng do “thời thế tạo anh hùng.” Nếu người quản lý tạo điều kiện, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và tạo sân chơi, chắc chắn sẽ có những cây viết phóng sự tốt. Chỉ có điều, nếu đưa phóng sự về mà ông tổng biên tập không đăng, gọt hết, bảo cái này không đúng, cái kia không được, cái này là văn chương chứ không phải báo chí, mang phong cách cá nhân quá… thì chẳng thể còn phóng sự nào ra hồn. Vì ông “vặt hết cả lông cả cánh” của bài phóng sự đi rồi, chỉ chăm chăm “gọt chân cho vừa giày.” Cứ với cách của “những cây kéo vàng” như thế thì không ai dám “múa” bút nữa, không ai đủ sức đi đánh đổi hàng tháng trời để lấy một bài báo cho mãn nguyện. Theo tôi, nếu người quản lý mà tạo điều kiện thì vẫn còn những cây bút cống hiến được nhiều cho phóng sự.
- Tức là theo ý ông, thực tế các nhà quản lý đang triệt tiêu đi tính cá nhân của các cây bút phóng sự?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Nói hạn chế thôi chứ đừng nói triệt tiêu. Vì có một số người họ muốn an toàn, có một số chưa hiểu hết thể loại phóng sự, thậm chí họ không đủ can đảm để chịu áp lực về hậu phóng sự điều tra. Bởi một bài điều tra xong có thể sẽ để lại nhiều rắc rối như kiện tụng, đấu đá, phê bình, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phóng viên, bao năm trời mới thắng được một vụ điều tra nên có những vị không muốn. Từ đó cũng khó tạo được điều kiện cho phóng viên đi làm. Thêm vào đó, người viết phóng sự nói chung và điều tra nói riêng luôn muốn tự khẳng định dấu ấn cá nhân, trong khi những tờ báo hơi hiền lành, “tròn trịa” thì không thích như thế nên họ cũng “triệt tiêu” như bạn vừa nói, nhưng ở đây là triệt tiêu phong cách chứ không đến nỗi triệt tiêu toàn bộ thể loại. Tôi lấy ví dụ như thời của anh Xuân Ba, anh ấy được đi viết rất nhiều, được tung tẩy đi dài ngày, được chi tiền đầy đủ cho chuyến đi, tạo điều kiện đăng bài, nếu gặp chuyện còn được ban biên tập đứng ra bảo vệ. Gặp chuyện vẫn được đi tiếp chứ không bị ngăn cản. Nếu như thế phóng viên mới làm được.
- Nhưng ở báo điện tử như chúng tôi, bản thân phóng viên phải chịu rất nhiều áp lực về thời gian, không thể cứ tung tẩy đi như các anh rồi bỏ trang không có gì cho bạn đọc...
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi, chính những cây bút điện tử lại có thế mạnh riêng của là phải nhanh, phải ngắn, phải cuồn cuộn thông tin… nên phóng viên có thể viết rất khỏe do có nhiều “đất.” Nhưng để có những phóng sự để đời thì có lẽ là ít. Viết khỏe là tốt, nhưng nhiều khi viết khỏe cũng là vì công việc lôi cuốn, thôi thúc nên có thể không kiểm soát hết được. Nhưng đúng là phải thêm một chút lắng đọng, sâu sắc, thêm chút đau đời để bài viết đọng lại lâu dài trong lòng người đọc thì vẫn hay hơn là viết khỏe, viết ào ào. [Thu phí: Hướng phát triển tất yếu của báo điện tử]Là nhà báo thì hãy viết đi!- Ông có chia sẻ việc ngày nay các tòa soạn ít tạo điều kiện cho các phóng viên chuyên mảng phóng sự. Vậy theo ông công tác tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng những cây viết phóng sự ở các tòa soạn hiện nay có không?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi là có. Thực tế, nhiều tòa soạn vẫn đi săn những cây bút giỏi về tòa soạn. Bằng chứng là mỗi tờ báo mới thành lập hay đổi mới nhân sự đều gọi những “chân sút” giỏi về đầu quân. Trên lĩnh vực báo chí, các nhà quản lý vẫn quan tâm đến việc "săn đầu người" lắm. Nhưng còn đào tạo thì ai đào tạo bây giờ? Cây bút phóng sự muốn đào tạo thì nên quan tâm ngay từ trong trường đại học. Theo tôi, các em sinh viên đầy tố chất để trở thành những cây bút phóng sự. Vì bản thân tôi tham gia giảng dạy bộ môn phóng sự hơn chục năm, qua những bài tập hay những đợt thực tế tôi biết một lớp 50 em thì phải 10 em viết được phóng sự “ngon lành.” Những người đạt, ngoài việc cần được truyền "lửa nghề", lửa đam mê phóng sự và truyền tay nghề thì cũng cần hướng cho họ đất dụng võ. Đào tạo phải kết nối với khâu bồi dưỡng như câu hỏi của bạn. Ở đây bồi dưỡng là nhiệm vụ của các tòa báo. Tôi tìm được một cây bút có hơi hướng phóng sự là tôi cho đi với các cây bút gạo cội, tung họ vào điểm nóng. Ít nhất tôi tôn trọng phong cách của họ thì họ sẽ tự tin và viết tốt. Việc này cũng khó trách ai được mà phải tùy từng tờ báo và tùy từng người viết. - Nếu để chia sẻ một điều tâm huyết từ mấy chục năm trải nghiệm và lăn lộn trong nghề với các nhà báo trẻ, anh có thể nói gì?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Đừng bỏ phí thời gian trong lúc mình vẫn sung sức, còn có thể đi nhiều, viết khỏe. Viết đi, hãy viết cho chính mình, viết cho những cái hay, cái tốt trong xã hội! Tôi nhớ một câu nói rất hay của ai đó, là họa sỹ thì hãy vẽ đi. Còn tôi, tôi muốn nói với những cây bút, phóng viên trẻ, là nhà báo thì hãy viết đi!
- Vâng, trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh!
- Nhưng tôi vẫn trăn trở một điều, nhiều năm rồi làng phóng sự không thể xuất hiện những gương mặt mới có sức viết bền và hấp dẫn như ông hay các bậc tiền bối một thời...
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi tài năng của các cây bút phóng sự bây giờ không thiếu, nhưng xét ở góc độ nổi bật, trội hẳn lên thì hơi ít. Thời phóng sự xã hội như anh Xuân Ba, như tôi hay Đỗ Doãn Hoàng… mang phong cách, dấu ấn cá nhân và mang chất văn hơi nhiều, sức đi lớn và tờ báo đủ chỗ tải được. Dường như thời ấy đã qua rồi. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng phóng sự điều tra hiện vẫn rất xuất sắc và mạnh mẽ, đạt hiệu ứng xã hội cao. Phóng sự xã hội không được Giải Báo chí Quốc gia nhưng phóng sự điều tra vẫn có thể “chen chân” vào được. Vì đó là những phóng sự rất công phu. Bạn biết rồi đấy, làm báo đã cực, đã nguy hiểm một thì người làm phóng sự điều tra còn cực và nguy hiểm gấp bội lần. Còn thực tế như bạn nói cũng do “thời thế tạo anh hùng.” Nếu người quản lý tạo điều kiện, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và tạo sân chơi, chắc chắn sẽ có những cây viết phóng sự tốt. Chỉ có điều, nếu đưa phóng sự về mà ông tổng biên tập không đăng, gọt hết, bảo cái này không đúng, cái kia không được, cái này là văn chương chứ không phải báo chí, mang phong cách cá nhân quá… thì chẳng thể còn phóng sự nào ra hồn. Vì ông “vặt hết cả lông cả cánh” của bài phóng sự đi rồi, chỉ chăm chăm “gọt chân cho vừa giày.” Cứ với cách của “những cây kéo vàng” như thế thì không ai dám “múa” bút nữa, không ai đủ sức đi đánh đổi hàng tháng trời để lấy một bài báo cho mãn nguyện. Theo tôi, nếu người quản lý mà tạo điều kiện thì vẫn còn những cây bút cống hiến được nhiều cho phóng sự.
- Tức là theo ý ông, thực tế các nhà quản lý đang triệt tiêu đi tính cá nhân của các cây bút phóng sự?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Nói hạn chế thôi chứ đừng nói triệt tiêu. Vì có một số người họ muốn an toàn, có một số chưa hiểu hết thể loại phóng sự, thậm chí họ không đủ can đảm để chịu áp lực về hậu phóng sự điều tra. Bởi một bài điều tra xong có thể sẽ để lại nhiều rắc rối như kiện tụng, đấu đá, phê bình, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phóng viên, bao năm trời mới thắng được một vụ điều tra nên có những vị không muốn. Từ đó cũng khó tạo được điều kiện cho phóng viên đi làm. Thêm vào đó, người viết phóng sự nói chung và điều tra nói riêng luôn muốn tự khẳng định dấu ấn cá nhân, trong khi những tờ báo hơi hiền lành, “tròn trịa” thì không thích như thế nên họ cũng “triệt tiêu” như bạn vừa nói, nhưng ở đây là triệt tiêu phong cách chứ không đến nỗi triệt tiêu toàn bộ thể loại. Tôi lấy ví dụ như thời của anh Xuân Ba, anh ấy được đi viết rất nhiều, được tung tẩy đi dài ngày, được chi tiền đầy đủ cho chuyến đi, tạo điều kiện đăng bài, nếu gặp chuyện còn được ban biên tập đứng ra bảo vệ. Gặp chuyện vẫn được đi tiếp chứ không bị ngăn cản. Nếu như thế phóng viên mới làm được.
- Nhưng ở báo điện tử như chúng tôi, bản thân phóng viên phải chịu rất nhiều áp lực về thời gian, không thể cứ tung tẩy đi như các anh rồi bỏ trang không có gì cho bạn đọc...
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi, chính những cây bút điện tử lại có thế mạnh riêng của là phải nhanh, phải ngắn, phải cuồn cuộn thông tin… nên phóng viên có thể viết rất khỏe do có nhiều “đất.” Nhưng để có những phóng sự để đời thì có lẽ là ít. Viết khỏe là tốt, nhưng nhiều khi viết khỏe cũng là vì công việc lôi cuốn, thôi thúc nên có thể không kiểm soát hết được. Nhưng đúng là phải thêm một chút lắng đọng, sâu sắc, thêm chút đau đời để bài viết đọng lại lâu dài trong lòng người đọc thì vẫn hay hơn là viết khỏe, viết ào ào. [Thu phí: Hướng phát triển tất yếu của báo điện tử]Là nhà báo thì hãy viết đi!- Ông có chia sẻ việc ngày nay các tòa soạn ít tạo điều kiện cho các phóng viên chuyên mảng phóng sự. Vậy theo ông công tác tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng những cây viết phóng sự ở các tòa soạn hiện nay có không?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi là có. Thực tế, nhiều tòa soạn vẫn đi săn những cây bút giỏi về tòa soạn. Bằng chứng là mỗi tờ báo mới thành lập hay đổi mới nhân sự đều gọi những “chân sút” giỏi về đầu quân. Trên lĩnh vực báo chí, các nhà quản lý vẫn quan tâm đến việc "săn đầu người" lắm. Nhưng còn đào tạo thì ai đào tạo bây giờ? Cây bút phóng sự muốn đào tạo thì nên quan tâm ngay từ trong trường đại học. Theo tôi, các em sinh viên đầy tố chất để trở thành những cây bút phóng sự. Vì bản thân tôi tham gia giảng dạy bộ môn phóng sự hơn chục năm, qua những bài tập hay những đợt thực tế tôi biết một lớp 50 em thì phải 10 em viết được phóng sự “ngon lành.” Những người đạt, ngoài việc cần được truyền "lửa nghề", lửa đam mê phóng sự và truyền tay nghề thì cũng cần hướng cho họ đất dụng võ. Đào tạo phải kết nối với khâu bồi dưỡng như câu hỏi của bạn. Ở đây bồi dưỡng là nhiệm vụ của các tòa báo. Tôi tìm được một cây bút có hơi hướng phóng sự là tôi cho đi với các cây bút gạo cội, tung họ vào điểm nóng. Ít nhất tôi tôn trọng phong cách của họ thì họ sẽ tự tin và viết tốt. Việc này cũng khó trách ai được mà phải tùy từng tờ báo và tùy từng người viết. - Nếu để chia sẻ một điều tâm huyết từ mấy chục năm trải nghiệm và lăn lộn trong nghề với các nhà báo trẻ, anh có thể nói gì?
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Đừng bỏ phí thời gian trong lúc mình vẫn sung sức, còn có thể đi nhiều, viết khỏe. Viết đi, hãy viết cho chính mình, viết cho những cái hay, cái tốt trong xã hội! Tôi nhớ một câu nói rất hay của ai đó, là họa sỹ thì hãy vẽ đi. Còn tôi, tôi muốn nói với những cây bút, phóng viên trẻ, là nhà báo thì hãy viết đi!
- Vâng, trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh!
ChiLê (Vietnam+)