Chủ tịch đảng Dân chủ mới (ND) theo đường lối trung hữu Antonis Samaras ngày 7/5 tuyên bố ông không thể thành lập được chính phủ liên minh do không đạt thỏa thuận với các đảng khác trong Quốc hội và đã trả lại thẩm quyền này cho Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias.
Trong số các đảng giành được ghế trong Quốc hội, chỉ có lãnh đạo đảng Xã hội Hy Lạp (PASOK) tuyên bố về khả năng tham gia chính phủ liên minh, tuy nhiên với những điều kiện mà ND khó có thể chấp nhận.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5, ND và PASOK chỉ nhận được 149 trong tổng số 300 ghế trong Quốc hội một viện của Hy Lạp. Trong khi đó, để thành lập chính phủ, ít nhất phải có 151 ghế trong cơ quan lập pháp.
Theo Hiến pháp, Tổng thống sẽ trao thẩm quyền thành lập chính phủ cho lãnh đạo Liên minh các lực lượng cực tả (Syriza) - chính đảng nắm giữ số ghế nhiều thứ 2 trong Quốc hội. Văn phòng Tổng thống cũng cho biết ông Karolos Papoulias sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo Syriza trong ngày 8/5 để thảo luận về vấn đề này.
ND và PASOK là hai đảng duy nhất trong Quốc hội ủng hộ thỏa thuận với các nhà tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm giữ Hy Lạp ở lại trong Khu vực đồng tiền chung euro và nhận gói cứu trợ kích thích phát triển kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng nợ công. Các chính đảng khác đều bác bỏ thỏa thuận này.
Các nhà phân tích cho rằng rất có thể Tổng thống Papoulias sẽ phải trao thẩm quyền thành lập chính phủ cho PASOK - chính đảng về thứ 3 trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử vừa qua, chính đảng theo đường lối trung tả này đã để mất sự chủ động chính trị do chịu thất bại nặng nề nhất trong suốt 40 năm tồn tại của mình. Vì vậy, Tổng thống Papoulias có thể sẽ phải triệu tập một cuộc họp hội đồng lãnh đạo các chính đảng trong Quốc hội. Nếu điều đó cũng không giúp thành lập được chính phủ, thì một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức vài tuần sau đó./.
Trong số các đảng giành được ghế trong Quốc hội, chỉ có lãnh đạo đảng Xã hội Hy Lạp (PASOK) tuyên bố về khả năng tham gia chính phủ liên minh, tuy nhiên với những điều kiện mà ND khó có thể chấp nhận.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5, ND và PASOK chỉ nhận được 149 trong tổng số 300 ghế trong Quốc hội một viện của Hy Lạp. Trong khi đó, để thành lập chính phủ, ít nhất phải có 151 ghế trong cơ quan lập pháp.
Theo Hiến pháp, Tổng thống sẽ trao thẩm quyền thành lập chính phủ cho lãnh đạo Liên minh các lực lượng cực tả (Syriza) - chính đảng nắm giữ số ghế nhiều thứ 2 trong Quốc hội. Văn phòng Tổng thống cũng cho biết ông Karolos Papoulias sẽ có cuộc gặp với lãnh đạo Syriza trong ngày 8/5 để thảo luận về vấn đề này.
ND và PASOK là hai đảng duy nhất trong Quốc hội ủng hộ thỏa thuận với các nhà tài trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm giữ Hy Lạp ở lại trong Khu vực đồng tiền chung euro và nhận gói cứu trợ kích thích phát triển kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng nợ công. Các chính đảng khác đều bác bỏ thỏa thuận này.
Các nhà phân tích cho rằng rất có thể Tổng thống Papoulias sẽ phải trao thẩm quyền thành lập chính phủ cho PASOK - chính đảng về thứ 3 trong cuộc bầu cử.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử vừa qua, chính đảng theo đường lối trung tả này đã để mất sự chủ động chính trị do chịu thất bại nặng nề nhất trong suốt 40 năm tồn tại của mình. Vì vậy, Tổng thống Papoulias có thể sẽ phải triệu tập một cuộc họp hội đồng lãnh đạo các chính đảng trong Quốc hội. Nếu điều đó cũng không giúp thành lập được chính phủ, thì một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức vài tuần sau đó./.
(TTXVN)