Hy Lạp đề xuất giảm leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải

Tuyên bố trên được Thủ tướng Mitsotakis đưa ra khi điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh tranh cãi giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về tài nguyên khí đốt, biên giới trên biển leo thang.
Hy Lạp đề xuất giảm leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải ảnh 1Tàu khảo sát Oruc Reis được các tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hộ tống. (Nguồn: AFP)

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis ngày 26/8 tuyên bố Athens sẵn sàng thực hiện một “bước đi giảm leo thang quan trọng” ở khu vực Đông Địa Trung Hải với điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt “những hành động khiêu khích.”

Tuyên bố trên được Thủ tướng Mitsotakis đưa ra khi điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong bối cảnh tranh cãi giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ về nguồn tài nguyên khí đốt và biên giới trên biển đã leo thang lên cấp độ mới.

Hy Lạp và các đồng minh trong Liên minh châu Âu (EU) đang tổ chức tập trận ở Địa Trung Hải, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cũng tiến hành những hoạt động diễn tập hải quân ở khu vực gần đó.

Những tranh cãi về hoạt động thăm dò khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ngoài khơi các đảo của Hy Lạp thuộc Đông Địa Trung Hải đã leo thang trong những tuần gần đây. Hy Lạp coi các cuộc thăm dò này là bất hợp pháp.

EU cũng đã lên án hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời yêu cầu Ankara chấm dứt ngay lập tức. Tuy nhiên, phía Ankara cho rằng vùng biển mà nước này đang khoan thăm dò khí đốt thuộc thềm lục địa Thổ Nhĩ Kỳ.

Lâu nay, hoạt động tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt chính là nguyên nhân châm ngòi căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở khu vực Đông Địa Trung Hải trong những năm gần đây khiến cuộc tranh giành nguồn tài nguyên không chỉ giữa hai nước này mà còn cả mở rộng ra Cộng hòa Cyprus, Ai Cập và Israel.

Trước đó, cùng ngày, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tập trận chung với một tàu khu trục của hải quân Mỹ tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải.

Trong thông báo trên Twitter, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ hai tàu khinh hạm TCG Barbaros và TCG Burgazada của nước này đã tập trận hải quân với tàu khu trục USS Winston S. Churchill của Mỹ tại phía Đông Địa Trung Hải trong ngày 26/8.

[Ngoại trưởng EU họp khẩn về căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp]

Bộ này cũng công bố ảnh của 3 tàu chiến, trong đó có 2 tàu Thổ Nhĩ Kỳ và một tàu treo cờ của cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, bộ không tiết lộ thêm chi tiết, cũng như địa điểm chính xác cuộc tập trận.

Thông báo trên được đưa ra vài giờ sau khi Hy Lạp bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung với Pháp, Italy và Cộng hòa Cyprus ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải, tâm điểm cuộc tranh cãi leo thang giữa nước này và Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Quốc phòng Hy Lạp cho biết cuộc tập trận chung ở phía Nam Cộng hòa Cyprus và đảo Crete của Hy Lạp dự kiến kéo dài trong 3 ngày. Hoạt động tập trận nằm trong khuôn khổ sáng kiến hợp tác 4 bên.

Hy Lạp đề xuất giảm leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải ảnh 2Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu (phải) tại cuộc họp báo ở Ankara ngày 25/8/2020. (Nguồn: THX/TTXVN)

Những tranh cãi về hoạt động thăm dò khí đốt tự nhiên của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực ngoài khơi các đảo của Hy Lạp ở phía Đông Địa Trung Hải đã leo thang trong những tuần gần đây. Hy Lạp coi các cuộc thăm dò này là bất hợp pháp.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lên án hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời yêu cầu Ankara chấm dứt ngay lập tức. Tuy nhiên, phía Ankara cho rằng vùng biển mà nước này đang khoan thăm dò khí đốt thuộc thềm lục địa Thổ Nhĩ Kỳ.

Lâu nay, hoạt động tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt chính là nguyên nhân châm ngòi căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc phát hiện trữ lượng khí đốt khổng lồ ở khu vực Đông Địa Trung Hải trong những năm gần đây khiến cuộc tranh giành nguồn tài nguyên không chỉ giữa hai nước này mà còn cả mở rộng ra Cộng hòa Cyprus, Ai Cập và Israel.

Liên quan vấn đề này, Đức đã lên tiếng chỉ trích các cuộc tập trận hải quân ở phía Đông Địa Trung Hải, cảnh báo rằng động thái này sẽ không giúp làm dịu căng thẳng hiện nay giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu ngày 26/8 sau cuộc gặp với những người đồng cấp các nước Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nêu rõ: "Những gì chúng ta cần tìm kiếm là điểm khởi đầu để trở lại đối thoại chính trị và đàm phán. Các cuộc tập trận diễn ra hôm nay (26/8) thực sự không giúp ích gì cho điều này."

Bà cảnh báo các cuộc tập trận của hai quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể "vô tình dẫn tới leo thang xung đột". Bà không kỳ vọng vào một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột, song cho biết nỗ lực làm dịu tình hình dù sẽ phải mất thêm thời gian với những khó khăn phía trước.

Những tuyên bố này của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức được đưa ra trong bối cảnh Berlin đang tìm cách làm trung gian giải quyết căng thẳng hiện nay giữa Ankara và Athens liên quan tới tranh chấp giữa hai nước ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục