Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos cảnh báo năm nay đất nước này sẽ trải qua đợt suy thoái tệ hại nhất trong lịch sử khi tốc độ suy giảm kinh tế có thể là 6%, vượt cả mức dự báo 5,5% trước đó.
Kinh tế Hy Lạp đã giảm 4,5% vào năm ngoái, nhưng chính các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà Chính phủ phải thực hiện nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ nần để đổi lấy cứu trợ quốc tế càng đẩy nền kinh tế chìm sâu hơn vào suy thoái.
Thủ tướng Papademos thừa nhận Hy Lạp phải vượt qua một chặng đường đầy khó khăn. Trước mắt Chính phủ sẽ dành ưu tiên cho cải cách hành chính công và cơ chế thu thuế, chống gian lận thuế và đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa để tăng thu cho ngân sách.
Thủ tướng cũng hy vọng quyết định soạn thảo một hiệp ước tài chính mới nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách trong Liên minh châu Âu cũng sẽ giúp Hy Lạp tránh tái diễn thâm hụt tài khóa dẫn tới khủng hoảng như hiện nay.
Chính phủ Hy Lạp đã phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để kéo thâm hụt ngân sách xuống theo các điều kiện đặt ra trong các gói cứu trợ quốc tế. Hiện tại Aten vẫn muốn tăng thuế hơn là tinh giản biên chế để đáp ứng các mục tiêu giảm bớt thâm hụt ngân sách đã nhất trí với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Hy Lạp đã nhất trí tinh giản 30.000 công chức vào cuối năm, nhưng theo báo chí kế hoạch được triển khai rất chậm chạp do nhiều người đồng ý về hưu non, khiến ngân sách phải chi thêm tiền.
Nhưng ông Thomsen, trưởng phái đoàn IMF tại Hy Lạp cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Papademos không thể tăng thêm thuế và buộc phải cắt giảm mạnh biên chế để giảm thâm hụt ngân sách rất lớn bởi chính sách tăng thuế "rõ ràng đạt tới giới hạn" vì tăng thuế chỉ đánh vào nhóm người đóng thuế hạn chế.
Trước đó ông Thomsen nhận định năm nay kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 6% hoặc thậm chí nhiều hơn do nhu cầu từ bên ngoài giảm, mức tín nhiệm của các ngân hàng bị hạ và tiến trình cải cách chậm chạp. Thâm hụt ngân sách sẽ chiếm 10%, vượt mục tiêu 9% mà chính phủ đặt ra.
Theo tờ Ta Nea, tại hội nghị chống tham nhũng mới đây các chuyên gia cho biết tình trạng tham nhũng đã làm ngân sách đất nước vốn đang bị kiệt quệ bởi khủng hoảng thất thu tới 17,4 tỷ USD/năm, bất chấp các nỗ lực chống tham nhũng và tối đa hóa nguồn thu từ thuế cho ngân sách.
Theo cựu Bộ trưởng tài chính Diomidis Spinellis, nhà nước thường chỉ thu được 20% tiền phạt từ hành vi trốn thuế; 40% bị thất thu và 40% còn lại bị các quan chức ngành thuế bỏ túi. Khi được kêu gọi nộp lại số tiền gian lận, 10% lại bị các quan chức tham nhũng biển thủ.
Không những thế Hy Lạp sẽ trải qua một thời kỳ suy thoái sâu hơn trong cả năm 2012 với sự điều chỉnh mức tăng trưởng GDP giảm 3%, so với mức giảm 2,75% đưa ra trước đó.
Tuy vậy, IMF vẫn hy vọng đạt được một thỏa thuận vào năm tới với các nhà đầu tư tư nhân đang nắm giữ trái phiếu của chính phủ- một trong những nhân tố then chốt góp phần giảm núi nợ của Hy Lạp xuống 120% GDP vào năm 2020./.
Kinh tế Hy Lạp đã giảm 4,5% vào năm ngoái, nhưng chính các biện pháp thắt lưng buộc bụng mà Chính phủ phải thực hiện nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ nần để đổi lấy cứu trợ quốc tế càng đẩy nền kinh tế chìm sâu hơn vào suy thoái.
Thủ tướng Papademos thừa nhận Hy Lạp phải vượt qua một chặng đường đầy khó khăn. Trước mắt Chính phủ sẽ dành ưu tiên cho cải cách hành chính công và cơ chế thu thuế, chống gian lận thuế và đẩy nhanh tiến trình tư nhân hóa để tăng thu cho ngân sách.
Thủ tướng cũng hy vọng quyết định soạn thảo một hiệp ước tài chính mới nhằm siết chặt kỷ luật về ngân sách trong Liên minh châu Âu cũng sẽ giúp Hy Lạp tránh tái diễn thâm hụt tài khóa dẫn tới khủng hoảng như hiện nay.
Chính phủ Hy Lạp đã phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để kéo thâm hụt ngân sách xuống theo các điều kiện đặt ra trong các gói cứu trợ quốc tế. Hiện tại Aten vẫn muốn tăng thuế hơn là tinh giản biên chế để đáp ứng các mục tiêu giảm bớt thâm hụt ngân sách đã nhất trí với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Hy Lạp đã nhất trí tinh giản 30.000 công chức vào cuối năm, nhưng theo báo chí kế hoạch được triển khai rất chậm chạp do nhiều người đồng ý về hưu non, khiến ngân sách phải chi thêm tiền.
Nhưng ông Thomsen, trưởng phái đoàn IMF tại Hy Lạp cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Papademos không thể tăng thêm thuế và buộc phải cắt giảm mạnh biên chế để giảm thâm hụt ngân sách rất lớn bởi chính sách tăng thuế "rõ ràng đạt tới giới hạn" vì tăng thuế chỉ đánh vào nhóm người đóng thuế hạn chế.
Trước đó ông Thomsen nhận định năm nay kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 6% hoặc thậm chí nhiều hơn do nhu cầu từ bên ngoài giảm, mức tín nhiệm của các ngân hàng bị hạ và tiến trình cải cách chậm chạp. Thâm hụt ngân sách sẽ chiếm 10%, vượt mục tiêu 9% mà chính phủ đặt ra.
Theo tờ Ta Nea, tại hội nghị chống tham nhũng mới đây các chuyên gia cho biết tình trạng tham nhũng đã làm ngân sách đất nước vốn đang bị kiệt quệ bởi khủng hoảng thất thu tới 17,4 tỷ USD/năm, bất chấp các nỗ lực chống tham nhũng và tối đa hóa nguồn thu từ thuế cho ngân sách.
Theo cựu Bộ trưởng tài chính Diomidis Spinellis, nhà nước thường chỉ thu được 20% tiền phạt từ hành vi trốn thuế; 40% bị thất thu và 40% còn lại bị các quan chức ngành thuế bỏ túi. Khi được kêu gọi nộp lại số tiền gian lận, 10% lại bị các quan chức tham nhũng biển thủ.
Không những thế Hy Lạp sẽ trải qua một thời kỳ suy thoái sâu hơn trong cả năm 2012 với sự điều chỉnh mức tăng trưởng GDP giảm 3%, so với mức giảm 2,75% đưa ra trước đó.
Tuy vậy, IMF vẫn hy vọng đạt được một thỏa thuận vào năm tới với các nhà đầu tư tư nhân đang nắm giữ trái phiếu của chính phủ- một trong những nhân tố then chốt góp phần giảm núi nợ của Hy Lạp xuống 120% GDP vào năm 2020./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)